Mô tả công việc của kế toán thuế trong doanh nghiệp

Kế toán Thuế là một vị trí vô cùng quan trọng và không thể thiếu đối với bất kể một doanh nghiệp nào đã được cấp phép đăng ký hoạt động sản xuất kinh doanh, nhiệm vụ chính của người kế toán thuế là xác định cơ sở để tính thuế và thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp cho nhà nước.

Để làm được tốt công việc của người kế toán thuế thì bạn phải là người am hiểu luật thuế, biết cách vận dụng những quy định đó vào doanh nghiệp của mình để xử lý các tình huống phát sinh sao cho hiệu quả nhất.
Sau đây Kế Toán Việt Hưng sẽ chia sẻ cho các bạn biết công việc thực tế của một nhân viên kế toán Thuế chuyên nghiệp là phải làm những việc gì?

I. Hàng ngày:

1. Tập hợp hóa đơn chứng từ
Kế toán thuế cần tập hợp toàn bộ hoá đơn chứng từ kế toán phát sinh như:

Khi doanh nghiệp mua HH-DV Hoá đơn đầu vào, Phiếu Nhập kho, Phiếu Chi, Giấy báo Nợ (kèm theo ủy nhiệm chi/ lệnh chuyển tiền).…
Khi doanh nghiệp bán HH-DV Hoá đơn đầu ra, Phiếu Xuất kho, Phiếu thu, Giấy báo Có,…
Các hồ sơ, giấy tờ khác Hợp đồng kinh tế/ Đơn đặt hàng/ Biên bản thanh lý Hợp đồng kinh tế, Báo giá, Phiếu yêu cầu, biên bản bàn giao (hàng hóa, hóa đơn), bảng kê…
=> Đây chính là những căn cứ để kế toán thuế kê khai làm báo cáo thuế GTGT cũng như hạch toán doanh thu, chi phí để tính thuế TNDN.
2Xử lý: là việc kiểm tra phân tích về tính hợp pháp, hợp lệ và hợp lý của Hoá đơn, chứng từ kế toán
=> Nếu có sai sót thì tiến hành điều chỉnh – bổ sung kịp thời
2.1. Tính Hợp Pháp:

* Hoá đơn:

Loại Hóa Đơn Hợp Pháp Không Hợp Pháp
(Bất Hợp Pháp)
Hóa đơn giấy
(Điều 22 của TT 39/2014/TT-BTC)
Hóa đơn phải được tạo theo đúng mẫu quy định của Bộ Tài Chính
Đã được làm thông báo phát hành trước 2 ngày trước khi đưa vào sử dụng
+ Hóa đơn giả
+ Hóa đơn chưa có giá trị sử dụng (chưa hoàn thành việc thông báo phát hành)
+ Hóa đơn hết giá trị sử dụng.
Hóa đơn điện tử
(Điều 3 của Nghị định 123/2020/NĐ-CP)
Hóa đơn, chứng từ đảm bảo đúng, đầy đủ về hình thức và nội dung theo quy định tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP
Đã được đăng ký sử dụng với CQT và được đồng ý chấp nhận
+ Hóa đơn giả;
+ Hóa đơn chưa có giá trị sử dụng, hết giá trị sử dụng; hóa đơn bị cưỡng chế ngừng sử dụng;
+ Hóa đơn điện tử không đăng ký sử dụng với cơ quan thuế….
 

Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp là việc sử dụng hóa đơn giả, hóa đơn chưa có giá trị sử dụng, hết giá trị sử dụng.
Hóa đơn giả là hóa đơn được in hoặc khởi tạo theo mẫu hóa đơn đã được phát hành của tổ chức, cá nhân khác hoặc in, khởi tạo trùng số của cùng một ký hiệu hóa đơn.
Hóa đơn chưa có giá trị sử dụng là hóa đơn đã được tạo theo hướng dẫn tại Thông tư này, nhưng chưa hoàn thành việc thông báo phát hành.
Hóa đơn hết giá trị sử dụng là hóa đơn đã làm đủ thủ tục phát hành nhưng tổ chức, cá nhân phát hành thông báo không tiếp tục sử dụng nữa; các loại hóa đơn bị mất sau khi đã thông báo phát hành được tổ chức, cá nhân phát hành báo mất với cơ quan thuế quản lý trực tiếp; hóa đơn của các tổ chức, cá nhân đã ngừng sử dụng mã số thuế (còn gọi là đóng mã số thuế).
Vậy làm thế nào để các bạn biết được 1 hóa đơn đã được làm thông báo phát hành, đủ điều kiện để đưa vào sử dụng? Làm thế nào để biết được công ty đó còn hoạt động hay không hay đã bỏ trốn hoặc ngưng hoạt động?
Cách 1: Tra cứu thủ công

+ Đối với hóa đơn giấy hoặc hóa đơn điện tử theo thông tư 32/2011/TT-BTC cũ thì thực hiện tra cứu tại trang:
+ Đối với hóa đơn điện tử theo thông tư 78/2021/TT-BCT và NĐ 123/2020/NĐ-CP thì thực hiện tra cứu tại trang:
+ Đối với tình trạng hoạt động của DN các bạn tra cứu tại trang:

Cách 2: Dùng các công cụ trên phần mềm kế toán/phần mềm quản lý hóa đơn đầu vào.

Hiện nay có 1 số loại phần mềm kế toán có khả kiểm tra tình trạng hoạt động của DN là Đang hoạt động hay Ngừng hoạt động… Tự động cảnh báo tình trạng của Doanh nghiệp, Hoặc là 1 số loại phần mềm Quản lý hóa đơn điện tử đầu vào có khả năng Tự động tra cứu hóa đơn, Tự động phân tích, kiểm tra thông tin hóa đơn, trạng thái hoạt động của người bán – đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ của hóa đơn => Giúp kế toán giảm thiểu tình trạng kê khai hóa đơn không hợp lệ. Như phần mềm của bên MISA chẳng hạn

 
* Phiếu thu, phiếu chi, phiếu nhập kho, xuất kho,… phải được tạo theo các nội dung được quy định tại điều 16 của Luật kế toán số 88/2015/QH13.

  • Tính Hợp Lệ: Nội dung trên Hoá đơn chứng từ kế toán phải được phản ánh đầy đủ, chi tiết, rõ ràng, không tẩy xoá, ghi chồng đè lên Hoá đơn chứng từ kế toán, không sử dụng mực màu đỏ,….
  • Tính Hợp Lý: Nội dung của nghiệp vụ kinh tế phát sinh được phản ánh trên chứng từ kế toán phải liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN.
  • Sắp xếp: sau khi Hoá đơn chứng từ kế toán được thu thập và xử lý, chúng ta đưa vào sắp xếp. Việc sắp xếp có thể theo các cách sau:
    • Sắp xếp theo loại Chứng từ
    • Sắp xếp theo nội dung của nghiệp vụ kinh tế phát sinh

Việc sắp xếp theo cách nào là tuỳ lựa chọn của DN, Nhưng đều phải đảm bảo sắp xếp có hệ thống, theo trình tự thời gian để dễ dàng tìm, kiểm tra, đối chiếu khi cần.

 II. Hàng tháng, hàng quý làm báo cáo Thuế:

Loại BC Thuế Theo Tháng hoặc Theo Qúy
Thuế giá trị gia tăng
Dành cho các DN có tổng doanh thu bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ của năm trước liền kề trên 50 tỷ   – Dành cho:
+ Các DN mới thành lập.
+ Các DN có tổng doanh thu bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ của năm trước liền kề từ 50 tỷ trở xuống
  Chi tiết cách kê khai thuế GTGT các bạn xem tại đây: Cách kê khai thuế GTGT
Thuế thu nhập cá nhân Dành cho các DN kê khai thuế GTGT theo tháng   – Dành cho các DN kê khai thuế GTGT theo Quý
  Chi tiết cách kê khai thuế GTGT các bạn xem tại đây: Cách làm tờ khai thuế TNCN
Thuế thu nhập doanh nghiệp     – Bắt đầu từ Q4/2014 trở đi DN không phải làm tờ khai thuế TNDN tạm tính quý.
– Hàng quý, chỉ cần tạm tính ra số tiền thuế TNDN phải nộp
  Chi tiết cách kê khai thuế GTGT các bạn xem tại đây: Cách tạm tính thuế TNCN theo quý
Báo cáo tính hình
sử dụng hóa đơn
Các Doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử theo nghị định 123/2020/NĐ-CP và thông tư 78/2021/TT-BTC thì không phải làm báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn
Hạn nộp tờ khai Chậm nhất là ngày 20 của tháng sau   Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu thuộc quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế
Hạn nộp tiền thuế
(nếu có)
Chậm nhất là ngày 20 của tháng sau   Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu thuộc quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế

Riêng: Đối với tiền thuế TNDN tạm tính quý, Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn thì thời hạn nộp chậm nhất là ngày 30 tháng đầu tiên quý tiếp theo

 Lưu ý: Trường hợp thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, thời hạn nộp thuế trùng với ngày nghỉ theo quy định thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, thời hạn nộp thuế được tính là ngày làm việc tiếp theo của ngày nghỉ đó (Theo điều 86 của Thông tư 80/2021/TT-BTC hướng dẫn Luật Quản lý thuế và Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế)

III. Hàng năm:
1. Công việc đầu năm:

+ Nộp tiền Lệ Phí Môn Bài
+ Hạn nộp tiền là: 30/01

2. Công việc cuối năm:
Làm tờ khai Quyết toán thuế TNCN, tờ khai Quyết toán thuế TNDN, Báo cáo tài chính Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính.

Lưu ý: Đối với hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân của cá nhân trực tiếp quyết toán thuế, thời gian chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 4 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch  (kéo dài thêm 1 tháng so với quy định trước ngày 1/7/2020 của Luật Quản lý thuế 2006).