Mẫu thư cảm ơn khi nghỉ việc gửi quản lý, đồng nghiệp, khách hàng thân thiết? Thư cảm ơn khi nghỉ việc gồm những nội dung gì?

Mẫu thư cảm ơn khi nghỉ việc gửi quản lý, đồng nghiệp, khách hàng thân thiết? Thư cảm ơn khi nghỉ việc gồm những nội dung gì? Người sử dụng lao động có được giam lương khi người lao động nghỉ việc không?

Mẫu thư cảm ơn khi nghỉ việc gửi quản lý, đồng nghiệp, khách hàng thân thiết?

Hiện nay, Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản liên quan chưa có định nghĩa rõ ràng về “thôi việc” hay “nghỉ việc”. Tuy nhiên có thể hiểu đây là hành vi chấm dứt quan hệ lao động.

Có thể tham khảo Mẫu thư cảm ơn khi nghỉ việc gửi quản lý, đồng nghiệp, khách hàng thân thiết dưới đây:

Kính gửi anh/chị [Tên người quản lý],

Em viết thư này để bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến anh/chị trong suốt thời gian em làm việc tại [tên công ty].

Trong [X] năm qua, em đã học hỏi được rất nhiều điều quý báu từ sự hướng dẫn và chỉ bảo tận tình của anh/chị. Em đặc biệt trân trọng cách anh/chị đã:

– Luôn kiên nhẫn hướng dẫn và chia sẻ kinh nghiệm quý báu

– Tạo môi trường làm việc tích cực và chuyên nghiệp

– Tin tưởng giao phó những dự án quan trọng để em phát triển

– Luôn lắng nghe và góp ý xây dựng giúp em tiến bộ

Những kỹ năng và kinh nghiệm em tích lũy được dưới sự dẫn dắt của anh/chị sẽ là hành trang quý giá cho chặng đường sự nghiệp tiếp theo của em.

 

 

Kính gửi các anh chị đồng nghiệp thân mến,

Hôm nay là ngày cuối cùng của tôi tại [Tên công ty]. Trước khi chính thức chia tay, tôi muốn gửi đến tất cả anh chị lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất.

Trong suốt [X năm/tháng] làm việc tại đây, tôi đã học hỏi được rất nhiều điều quý báu từ mỗi anh chị. Cảm ơn các anh chị đã luôn nhiệt tình hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm và giúp đỡ tôi hoàn thành tốt công việc. Những kỷ niệm đẹp về tình đồng nghiệp, những buổi họp team sôi nổi, những bữa trưa vui vẻ sẽ mãi là những kỷ niệm đáng nhớ trong cuộc đời làm việc của tôi.

Đặc biệt, tôi muốn cảm ơn:

– Anh/chị [Tên] đã tận tình hướng dẫn tôi trong những ngày đầu

– Team [Tên team] đã cùng tôi vượt qua nhiều dự án thách thức

– Các anh chị trong phòng đã tạo nên môi trường làm việc thân thiện và đoàn kết

Dù không còn là đồng nghiệp, tôi mong rằng chúng ta vẫn sẽ giữ liên lạc và tình bạn này. Tôi tin rằng mỗi người sẽ tiếp tục phát triển và thành công trên con đường sự nghiệp của mình.

Mẫu thư cảm ơn khi nghỉ việc gửi khách hàng thân thiết

Kính gửi [tên khách hàng] thân mến,

Tôi viết thư này để thông báo với anh/chị rằng tôi sẽ kết thúc vị trí công việc hiện tại tại [tên công ty] vào ngày [ngày nghỉ việc]. Đây thực sự là một quyết định khó khăn đối với tôi.

Trong suốt [X] năm qua, tôi vô cùng trân trọng sự tin tưởng và ủng hộ mà anh/chị đã dành cho tôi. Mỗi dự án chúng ta cùng hợp tác đều là những trải nghiệm quý giá, giúp tôi học hỏi và phát triển rất nhiều trong công việc cũng như cuộc sống.

Tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến anh/chị vì:

Đã luôn tin tưởng và lựa chọn sản phẩm/dịch vụ của chúng tôi

Những phản hồi quý báu giúp chúng tôi không ngừng cải thiện chất lượng

Sự thấu hiểu và hỗ trợ trong những thời điểm khó khăn

Mối quan hệ hợp tác tuyệt vời mà chúng ta đã xây dựng

Tôi xin giới thiệu đồng nghiệp [tên người thay thế] sẽ là người tiếp quản và phụ trách tài khoản của anh/chị. [Tên người thay thế] là một chuyên gia giàu kinh nghiệm và tôi tin rằng anh/chị sẽ được phục vụ một cách tận tâm nhất.

.Xem đầy đủ Mẫu thư cảm ơn khi nghỉ việc gửi khách hàng thân thiết

Mẫu thư cảm ơn khi nghỉ việc gửi quản lý, đồng nghiệp, khách hàng thân thiết chỉ mang tính chất tham khảo. Có thể điều chỉnh nội dung và ngôn từ cho phù hợp với tình huống cụ thể của mình.

Thư cảm ơn khi nghỉ việc gồm những nội dung gì? Người sử dụng lao động có được giam lương khi người lao động nghỉ việc không?

Thông thường trong một bức thư cảm ơn trước khi nghỉ việc, bạn cần có đầy đủ những nội dung như:

– Tên người nhận

– Thông báo tin nghỉ việc và ngày nghỉ việc

– Sự cảm kích đối với người nhận

– Mong muốn được tiếp tục giữ liên lạc

– Thông tin liên hệ

– Lời chúc

Lưu ý: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo

Theo Điều 48 Bộ luật Lao động 2019 có quy định:

Trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động

1. Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trừ trường hợp sau đây có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày:

a) Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;

b) Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế;

c) Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;

d) Do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm.

2. Tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động được ưu tiên thanh toán trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản.

3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây:

a) Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;

b) Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả.

Theo đó, trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền liên quan đến quyền lợi của người lao động trừ trường hợp quy định có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày (trong đó có tiền lương).

Như vậy, người sử dụng lao động không được giam lương của người lao động quá 30 ngày khi người lao động nghỉ việc dù bắng bất cứ lý do nào.

Người lao động được nhận trợ cấp thôi việc khi đáp ứng đủ các kiện nào?

Căn cứ Điều 46 Bộ luật Lao động 2019, trợ cấp thôi việc được chi trả cho người lao động đáp ứng đủ điều kiện sau:

– Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 Bộ luật Lao động 2019;

– Đã làm việc thường xuyên cho người sử dụng lao động từ đủ 12 tháng trở lên.

Theo đó, nếu đủ điều kiện thì mỗi năm làm việc, người lao động sẽ được trợ cấp một nửa tháng tiền lương, trừ trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động 2019.

Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian đã làm việc thực tế trừ đi thời gian đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.

Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động thôi việc.