Mẫu theo dõi biến động lương thưởng của người lao động mới nhất? Tải về mẫu theo dõi biến động lương thưởng tại đâu?

Mẫu theo dõi biến động lương thưởng của người lao động mới nhất là mẫu nào? Tải về mẫu theo dõi biến động lương thưởng tại đâu? Tiền lương thưởng của người lao động làm thêm giờ được xác định như thế nào?

Mẫu theo dõi biến động lương thưởng của người lao động mới nhất? Tải về mẫu theo dõi biến động lương thưởng tại đâu?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 90 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tiền lương của người lao động như sau:

Tiền lương

1. Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

2. Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.

Như vậy, tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

Cùng với đó, căn cứ theo khoản 1 Điều 104 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Thưởng

1. Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.

Theo đó, thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.

Hiện nay, theo quy định của Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản hướng dẫn có liên quan khác không có quy định về mẫu theo dõi biến động lương thưởng của người lao động.

Do đó, có thể tham khảo mẫu theo dõi biến động lương thưởng của người lao động dưới đây.

Tải về Mẫu theo dõi biến động lương thưởng của người lao động.

Mẫu theo dõi biến động lương thưởng của người lao động mới nhất? Tải về mẫu theo dõi biến động lương thưởng tại đâu?

Tiền lương thưởng của người lao động làm thêm giờ được xác định như thế nào?

Căn cứ theo Công văn 183/TTr-THGS năm 2022 có quy định về thực hiện các quy định của pháp luật lao động về tiền lương làm thêm giờ cho người lao động như sau:

– Để xác định tiền lương hay tiền thưởng phải căn cứ vào bản chất và nguồn gốc hình thành quỹ tiền lương và quỹ tiền thưởng của doanh nghiệp, cụ thể:

+ Về tiền lương: là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp và các khoản bổ sung khác theo thỏa thuận, được tính vào giá thành sản phẩm và được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh.

+ Những khoản chi từ quỹ tiền lương của doanh nghiệp được tính để làm căn cứ tính trả lương làm thêm giờ cho người lao động theo quy định tại Điều 55 Nghị định 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ.

+ Về tiền thưởng: được trích lập từ lợi nhuận của doanh nghiệp sau khi doanh nghiệp đã thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.

+ Khoản tiền được trích từ quỹ khen thưởng để chi thưởng cho người lao động và chi các phúc lợi xã hội khác theo Quy chế của doanh nghiệp không tính vào tiền lương để làm căn cứ tính tiền lương làm thêm giờ cho người lao động.

Cùng với đó viện dẫn đến Điều 55 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về tiền lương làm thêm giờ của người lao động theo khoản 1 Điều 98 của Bộ luật Lao động 2019 được quy định như sau:

– Đối với người lao động hưởng lương theo thời gian, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường do người sử dụng lao động quy định theo Điều 105 của Bộ luật Lao động 2019 và được tính theo công thức sau:

Tiền lương làm thêm giờ

=

Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường

x

Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300%

x

Số giờ làm thêm

– Trong đó:

+ Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường, được xác định bằng tiền lương thực trả của công việc đang làm của tháng hoặc tuần hoặc ngày mà người lao động làm thêm giờ (không bao gồm: tiền lương làm thêm giờ, tiền lương trả thêm khi làm việc vào ban đêm, tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương theo quy định của Bộ luật Lao động 2019; tiền thưởng theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật Lao động 2019, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca, các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác không liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động) chia cho tổng số giờ thực tế làm việc tương ứng trong tháng hoặc tuần hoặc ngày người lao động làm thêm giờ (không quá số ngày làm việc bình thường trong tháng và số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, 01 tuần theo quy định của pháp luật mà doanh nghiệp lựa chọn và không kể số giờ làm thêm);

+ Mức ít nhất bằng 150% so với tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày thường;

+ Mức ít nhất bằng 200% so với tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ hằng tuần;

+ Mức ít nhất bằng 300% so với tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, chưa kể tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

– Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường để làm thêm số lượng, khối lượng sản phẩm ngoài số lượng, khối lượng sản phẩm theo định mức lao động theo thỏa thuận với người sử dụng lao động và được tính theo công thức sau:

Tiền lương làm thêm giờ

=

Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường

x

Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300%

x

Số sản phẩm làm thêm

– Trong đó:

+ Mức ít nhất bằng 150% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với sản phẩm làm thêm vào ngày thường;

+ Mức ít nhất bằng 200% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với sản phẩm làm thêm vào ngày nghỉ hằng tuần;

+ Mức ít nhất bằng 300% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với sản phẩm làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương.

– Người lao động làm thêm giờ vào ngày lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hằng tuần thì được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, tết.

– Trường hợp làm thêm giờ vào ngày nghỉ bù khi ngày lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ hằng tuần.

Người lao động có quyền và nghĩa vụ như thế nào?

Căn cứ theo Điều 5 Bộ luật Lao động 2019 quy định về quyền và nghĩa vụ của người lao động như sau:

– Người lao động có các quyền sau đây:

+ Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

+ Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể;

+ Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;

+ Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc;

+ Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

+ Đình công;

+ Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

– Người lao động có các nghĩa vụ sau đây:

+Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác;

+ Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân theo sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động;

+ Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.