Mẫu Sổ quỹ tiền mặt và Sổ tiền gửi ngân hàng áp dụng cho hợp tác xã mới nhất hiện nay là mẫu nào?

Mẫu Sổ quỹ tiền mặt và Sổ tiền gửi ngân hàng áp dụng cho hợp tác xã mới nhất hiện nay là mẫu nào?

Tải Mẫu Sổ quỹ tiền mặt và Sổ tiền gửi ngân hàng áp dụng cho hợp tác xã mới nhất hiện nay? Mẫu Sổ quỹ tiền mặt được sử dụng nhằm mục đích gì? Hướng dẫn cách ghi Sổ quỹ tiền mặt chính xác nhất? Mẫu Sổ tiền gửi ngân hàng được sử dụng nhằm mục đích gì? Hướng dẫn cách ghi Sổ tiền gửi ngân hàng chính xác nhất?

Tải Mẫu Sổ quỹ tiền mặt và Sổ tiền gửi ngân hàng áp dụng cho hợp tác xã mới nhất hiện nay?

Mẫu Sổ quỹ tiền mặt là Mẫu số S04a- HTX quy định tại Phụ lục 3 ban hành theo Thông tư 24/2017/TT-BTC có dạng như sau:

Mẫu Sổ quỹ tiền mặt áp dụng cho hợp tác xã

 Mẫu Sổ quỹ tiền mặt áp dụng cho hợp tác xã

Lưu ý: Đối với trường hợp hợp tác xã thuê dịch vụ làm kế toán, làm kế toán trưởng thì phải ghi rõ số Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán, tên đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán vào Sổ quỹ tiền.

Mẫu Sổ tiền gửi ngân hàng áp dụng cho hợp tác xã mới nhất hiện nay là Mẫu số S05-HTX quy định tại Phụ lục 3 ban hành theo Thông tư 24/2017/TT-BTC có dạng như sau:

Mẫu Sổ tiền gửi ngân hàng áp dụng cho hợp tác xã

Mẫu Sổ tiền gửi ngân hàng áp dụng cho hợp tác xã

Lưu ý: Đối với trường hợp thuê dịch vụ làm kế toán, làm kế toán trưởng thì phải ghi rõ số Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán, tên đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán vào Sổ tiền gửi ngân hàng.

Sổ quỹ tiền mặt được sử dụng nhằm mục đích gì? Hướng dẫn cách ghi Sổ quỹ tiền mặt chính xác nhất?

Theo quy định tại Mục B Phần II Phụ lục 3 ban hành theo Thông tư 24/2017/TT-BTC có giải thích nội dung và phương pháp ghi sổ chi tiết.

Theo đó, Sổ quỹ tiền mặt được dùng cho thủ quỹ hoặc dùng cho kế toán tiền mặt để phản ánh tình hình thu, chi tồn quỹ tiền mặt bằng tiền Việt Nam của đơn vị.

Căn cứ và phương pháp ghi sổ quỹ tiền mặt chính xác nhất áp dụng cho hợp tác xã:

Sổ quỹ tiền mặt mở cho thủ quỹ và mỗi quỹ dùng một sổ hay một số trang sổ. Sổ này cũng dùng cho kế toán chi tiết quỹ tiền mặt và tên sổ sửa lại là “Sổ kế toán chi tiết quỹ tiền mặt”. Tương ứng với 1 sổ của thủ quỹ thì có 1 sổ của kế toán cùng ghi song song.

Căn cứ để ghi sổ quỹ tiền mặt là các Phiếu thu, Phiếu chi đã được thực hiện nhập, xuất quỹ.

– Cột A: Ghi ngày tháng ghi sổ.

– Cột B: Ghi ngày tháng của Phiếu thu, Phiếu chi.

– Cột C, D: Ghi số hiệu của Phiếu thu, số hiệu Phiếu chi liên tục từ nhỏ đến lớn.

– Cột E: Ghi nội dung nghiệp vụ kinh tế của Phiếu thu, Phiếu chi.

– Cột 1: Số tiền nhập quỹ.

– Cột 2: Số tiền xuất quỹ.

– Cột 3: Số dư tồn quỹ cuối ngày. Số tồn quỹ cuối ngày phải khớp đúng với số tiền mặt trong két.

Định kỳ kế toán kiểm tra, đối chiếu giữa “Sổ kế toán chi tiết quỹ tiền mặt” với “Sổ quỹ tiền mặt”, ký xác nhận vào cột G.

*Chú ý: Để theo dõi quỹ tiền mặt, kế toán quỹ tiền mặt phải mở “Sổ kế toán chi tiết quỹ tiền mặt” (Mẫu số S04b-HTX). Sổ này có thêm cột F “Tài khoản đối ứng” để phản ánh số hiệu Tài khoản đối ứng với từng nghiệp vụ ghi Nợ, từng nghiệp vụ ghi Có của Tài khoản 111 “Tiền mặt”.

 Tải về Sổ kế toán chi tiết quỹ tiền mặt (Mẫu số S04b-HTX) áp dụng cho hợp tác xã mới nhất hiện nay

 

Sổ tiền gửi ngân hàng được sử dụng nhằm mục đích gì? Hướng dẫn cách ghi Sổ tiền gửi ngân hàng chính xác nhất?

Theo quy định tại Mục B Phần II Phụ lục 3 ban hành theo Thông tư 24/2017/TT-BTC có giải thích nội dung và phương pháp ghi sổ chi tiết. Trong đó có quy định Mẫu Sổ tiền gửi ngân hàng như sau:

Sổ tiền gửi ngân hàng dùng cho kế toán theo dõi chi tiết tiền Việt Nam của doanh nghiệp gửi tại Ngân hàng. Theo quy định này, mỗi ngân hàng có mở tài khoản tiền gửi thì được theo dõi riêng trên một quyển sổ, phải ghi rõ nơi mở tài khoản và số hiệu tài khoản giao dịch.

Hướng dẫn cách ghi Sổ tiền gửi ngân hàng chính xác nhất áp dụng cho hợp tác xã:

Căn cứ để ghi vào Sổ tiền gửi ngân hàng là giấy báo Nợ, báo Có hoặc sổ phụ của ngân hàng.

– Đầu kỳ: Ghi số dư tiền gửi kỳ trước vào cột 8.

– Hàng ngày:

– Cột A: Ghi ngày, tháng ghi sổ.

– Cột B, C: Ghi số hiệu, ngày, tháng của chứng từ (giấy báo Nợ, báo Có) dùng để ghi sổ.

– Cột D: Ghi tóm tắt nội dung của chứng từ.

– Cột E: Ghi số hiệu tài khoản đối ứng.

– Cột 1, 2: Ghi số tiền gửi vào hoặc rút ra khỏi tài khoản tiền gửi.

– Cột 3: Ghi số tiền hiện còn gửi tại Ngân hàng.

Cuối tháng: Cộng số tiền đã gửi vào, hoặc đã rút ra trên cơ sở đó tính số tiền còn gửi tại Ngân hàng chuyển sang tháng sau. Số dư trên sổ tiền gửi được đối chiếu với số dư tại Ngân hàng nơi mở tài khoản