Mẫu sổ nhật ký mua hàng theo QĐ 48 VÀ TT 200 và cách ghi

Sổ nhật ký mua hàng là sổ nhật ký đặc biệt dùng để ghi chép các nghiệp vụ mua hàng theo từng loại hàng tồn kho của đơn vị, như: nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hóa,…

Sổ nhật ký mua hàng dùng để ghi chép các nghiệp vụ mua hàng theo hình thức trả tiền sau (mua chịu). Trường hợp trả tiền trước cho người bán thì khi phát sinh nghiệp vụ mua hàng cũng ghi vào sổ này.
Mẫu sổ nhật ký mua hàng là Mẫu số S03a3 – DNN

1. Mẫu sổ nhật ký mua hàng theo quyết định 48:

Đơn vi:………..
Địa chỉ:……….
Mẫu số: S03a3 – DNN
(Ban hành theo QĐ số: 48/2006/QĐ- BTC
Ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng BTC)

 

SỔ NHẬT KÝ MUA HÀNG
Năm: ….

 
Ngày, tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Tài khoản ghi Nợ Phải trả người bán (ghi Có)
Số hiệu Ngày, tháng Hàng hóa Nguyên, vật liệu Tài khoản khác
Số hiệu Số tiền
A B C D 1 2 3 E 4
      Số trang trước chuyển sang          
           
Cộng chuyển sang trang sau          

– Sổ này có … trang, đánh số từ trang số 01 đến trang ….
– Ngày mở sổ: …….

Ngày ….tháng ….năm …..
Người ghi sổ
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Giám đốc
(Ký, họ tên, đóng dấu)

 

2. Mẫu sổ nhật ký mua hàng theo thông tư 200

Đơn vi:………..
Địa chỉ:……….
Mẫu số: S03a3-DN

(Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC 
  Ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính)

 

SỔ NHẬT KÝ MUA HÀNG
Năm: ….

 
Ngày, tháng
ghi sổ
Chứng từ

Diễn giải

Tài khoản ghi Nợ Phải trả
người bán 
(ghi Có)
Số hiệu Ngày, tháng Hàng
hóa
Nguyên
liệu,
vật liệu
Tài khoản khác
Số hiệu Số tiền
A B C D 1 2 E 3 4
      Số trang trước chuyển sang          
           
Cộng chuyển sang trang sau          

– Sổ này có … trang, đánh số từ trang số 01 đến trang ….
– Ngày mở sổ: …….

    Ngày ….tháng ….năm …..
Người ghi sổ
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Giám đốc
(Ký, họ tên, đóng dấu)

Cách ghi sổ nhật ký mua hàng:

– Cột A: Ghi ngày, tháng ghi sổ.
– Cột B, C: Ghi số hiệu và ngày, tháng lập của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ.
– Cột D: Ghi tóm tắt nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh của chứng từ kế toán.
– Cột 1, 2, 3: Ghi Nợ các TK hàng tồn kho: Hàng hóa, nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ,… Trường hợp đơn vị mở sổ này cho từng loại hàng tồn kho thì các cột này có thể dùng để ghi chi tiết cho loại hàng tồn kho đó như: Hàng hóa A, hàng hóa B,…
– Cột 4: Ghi số tiền phải trả người bán tương ứng với số hàng đã mua.
   Cuối trang sổ, cộng sổ phát sinh lũy kế để chuyển sang trang sau. Đầu trang sổ, ghi số cộng trang trước chuyển sang.