Mẫu Giấy đề nghị cầm cố chứng khoán đối với công ty chứng khoán mới nhất là mẫu nào? Tải mẫu về ở đâu?
Mẫu Giấy đề nghị cầm cố chứng khoán áp dụng đối với công ty chứng khoán là mẫu nào?
Theo Điều 11 Thông tư 210/2014/TT-BTC quy định như sau:
Danh mục và mẫu chứng từ kế toán
1. Chứng từ kế toán chủ yếu áp dụng đối với Công ty chứng khoán thực hiện theo danh mục và mẫu quy định tại Phụ lục số 01.
2. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hướng dẫn cụ thể về hệ thống chứng từ nghiệp vụ áp dụng đối với Công ty chứng khoán để thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán.
Như vậy, Mẫu Giấy đề nghị cầm cố chứng khoán áp dụng đối với công ty chứng khoán là mẫu 25-VT Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư 210/2014/TT-BTC.
Mẫu 25 – VT – Giấy đề nghị cầm cố chứng khoán áp dụng đối với công ty chứng khoán
>> Tham khảo thêm: Mẫu Hợp đồng cầm cố chứng khoán của khách hàng:
Cổ đông công ty chứng khoán là tổ chức phải hoạt động kinh doanh có lãi trong vòng bao nhiêu năm?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 74 Luật Chứng khoán 2019 quy định như sau:
Điều kiện cấp Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán của công ty chứng khoán
…
2. Điều kiện về cổ đông, thành viên góp vốn bao gồm:
a) Cổ đông, thành viên góp vốn là cá nhân không thuộc các trường hợp không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật Doanh nghiệp;
b) Cổ đông, thành viên góp vốn là tổ chức phải có tư cách pháp nhân và đang hoạt động hợp pháp; hoạt động kinh doanh có lãi trong 02 năm liền trước năm đề nghị cấp giấy phép; báo cáo tài chính năm gần nhất phải được kiểm toán với ý kiến chấp nhận toàn phần;
c) Cổ đông, thành viên góp vốn sở hữu từ 10% trở lên vốn điều lệ của 01 công ty chứng khoán và người có liên quan của cổ đông, thành viên góp vốn đó (nếu có) không sở hữu trên 5% vốn điều lệ của 01 công ty chứng khoán khác;
d) Cổ đông, thành viên góp vốn là nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 77 của Luật này.
…
Như vậy, cổ đông công ty chứng khoán là tổ chức phải hoạt động kinh doanh có lãi trong 02 năm liền trước năm đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán của công ty chứng khoán.
Nội dung xây dựng hệ thống quy trình quản trị rủi ro trong công ty chứng khoán bao gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 11 Thông tư 121/2020/TT-BTC quy định như sau:
Quản trị rủi ro
…
2. Quy trình, quy chế nội bộ về quản trị rủi ro trong công ty chứng khoán phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
a) Hệ thống quản trị rủi ro trong công ty chứng khoán phải được vận hành dựa trên các quy trình, quy chế nội bộ bằng văn bản;
b) Các quy trình, quy chế nội bộ phải được trình bày một cách rõ ràng để tất cả các cá nhân liên quan hiểu được nhiệm vụ và trách nhiệm của mình và có thể mô tả cụ thể, chi tiết về quy trình quản trị rủi ro liên quan. Công ty chứng khoán phải thường xuyên rà soát và cập nhật lại các quy trình, quy chế nội bộ này;
c) Các quy trình, quy chế nội bộ phải đảm bảo cơ quan quản lý nhà nước, kiểm toán nội bộ, kiểm soát nội bộ, ban kiểm soát hiểu được hoạt động quản trị rủi ro của công ty;
d) Quy trình, quy chế nội bộ về quản trị rủi ro phải có tối thiểu các nội dung sau:
– Cơ cấu tổ chức và mô tả chức năng nhiệm vụ, cơ chế phân cấp thẩm quyền quyết định và trách nhiệm;
– Chính sách rủi ro, hạn mức rủi ro, quy trình xác định rủi ro, đo lường rủi ro, theo dõi rủi ro, báo cáo trao đổi thông tin về rủi ro và xử lý rủi ro;
– Các quy tắc phải đảm bảo nghĩa vụ tuân thủ các quy định của pháp luật.
3. Công ty chứng khoán phải xây dựng hệ thống quy trình quản trị rủi ro bao gồm các nội dung: xác định rủi ro, đo lường rủi ro, theo dõi rủi ro, giám sát rủi ro, và xử lý rủi ro.
4. Xây dựng kế hoạch dự phòng
a) Công ty chứng khoán phải xây dựng kế hoạch dự phòng cho các tình huống khẩn cấp xảy ra nhằm đảm bảo tính liên tục trong hoạt động kinh doanh của công ty;
b) Tổng Giám đốc (Giám đốc) chịu trách nhiệm xây dựng, rà soát thường xuyên kế hoạch dự phòng. Kế hoạch dự phòng phải được Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu công ty thông qua.
…
Như vậy, công ty chứng khoán phải xây dựng hệ thống quy trình quản trị rủi ro bao gồm các nội dung sau đây:
– Xác định rủi ro.
– Đo lường rủi ro,
– Theo dõi rủi ro,
– Giám sát rủi ro,
– Xử lý rủi ro.