Mẫu đơn đề nghị giảm thuế tiêu thụ đặc biệt trong trường hợp người nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai?

Mẫu đơn đề nghị giảm thuế tiêu thụ đặc biệt trong trường hợp người nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai? Hồ sơ đề nghị giảm thuế tiêu thụ đặc biệt trong trường hợp người nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai được quy định ra sao? Câu hỏi của anh N (Vũng Tàu).

Người nộp thuế sản xuất hàng hoá thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt gặp khó khăn do thiên tai thì được miễn thuế hay giảm thuế?

Giảm thuế tiêu thụ đặc biệt được quy định tại Điều 9 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008, cụ thể như sau:

Giảm thuế

Người nộp thuế sản xuất hàng hoá thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt gặp khó khăn do thiên tai, tai nạn bất ngờ được giảm thuế.

Mức giảm thuế được xác định trên cơ sở tổn thất thực tế do thiên tai, tai nạn bất ngờ gây ra nhưng không quá 30% số thuế phải nộp của năm xảy ra thiệt hại và không vượt quá giá trị tài sản bị thiệt hại sau khi được bồi thường (nếu có).

Theo quy định này, người nộp thuế sản xuất hàng hoá thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt gặp khó khăn do thiên tai, tai nạn bất ngờ được giảm thuế.

Mức giảm thuế được xác định trên cơ sở tổn thất thực tế do thiên tai, tai nạn bất ngờ gây ra nhưng không quá 30% số thuế phải nộp của năm xảy ra thiệt hại và không vượt quá giá trị tài sản bị thiệt hại sau khi được bồi thường (nếu có).

Như vậy, người nộp thuế sản xuất hàng hoá thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt gặp khó khăn do thiên tai thì được giảm thuế và mức giảm thuế sẽ được xác định trên cơ sở tổn thất thực tế do thiên tai.

Tuy nhiên không quá 30% số thuế phải nộp của năm xảy ra thiệt hại và không vượt quá giá trị tài sản bị thiệt hại sau khi được bồi thường (nếu có).

Mẫu đơn đề nghị giảm thuế tiêu thụ đặc biệt trong trường hợp người nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai là mẫu nào?

Mẫu đơn đề nghị giảm thuế tiêu thụ đặc biệt trong trường hợp người nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai là mẫu số 01/MGTH ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư 80/2021/TT-BTC:

Hồ sơ đề nghị giảm thuế tiêu thụ đặc biệt trong trường hợp người nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai được quy định ra sao?

Hồ sơ đề nghị giảm thuế tiêu thụ đặc biệt trong trường hợp người nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai được quy định tại Điều 55 Thông tư 80/2021/TT-BTC, cụ thể như sau:

Thủ tục hồ sơ giảm thuế đối với thuế tiêu thụ đặc biệt quy định tại điểm c khoản 1 Điều 52 Thông tư này

1. Đối với người nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai, hồ sơ giảm thuế bao gồm:

a) Văn bản đề nghị theo mẫu số 01/MGTH ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này;

b) Biên bản xác định mức độ, giá trị thiệt hại về tài sản của cơ quan có thẩm quyền và có xác nhận của chính quyền địa phương cấp xã nơi xảy ra thiên tai theo mẫu số 02/MGTH ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này;

Cơ quan có thẩm quyền xác định mức độ, giá trị thiệt hại là cơ quan tài chính hoặc các cơ quan giám định xác định mức độ, giá trị thiệt hại về tài sản.

Trường hợp thiệt hại về hàng hóa: người nộp thuế cung cấp Biên bản giám định (chứng thư giám định) về mức độ thiệt hại của cơ quan giám định và cơ quan giám định phải chịu trách nhiệm pháp lý về tính chính xác của chứng thư giám định theo quy định của pháp luật.

c) Báo cáo tài chính (nếu là doanh nghiệp) kèm theo giải trình phân tích xác định số bị thiệt hại, số lỗ do bị thiệt hại.

2. Đối với người nộp thuế gặp khó khăn do tai nạn bất ngờ, hồ sơ giảm thuế gồm:

a) Văn bản đề nghị theo mẫu số 01/MGTH ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này;

b) Văn bản hoặc biên bản xác nhận tai nạn có xác nhận của cơ quan công an hoặc xác nhận mức độ thương tật của cơ quan y tế;

c) Giấy tờ xác định việc bồi thường của cơ quan bảo hiểm hoặc thỏa thuận bồi thường của người gây tai nạn (nếu có);

d) Các chứng từ chi liên quan trực tiếp đến việc khắc phục tai nạn.

Như vậy, hồ sơ đề nghị giảm thuế tiêu thụ đặc biệt trong trường hợp người nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai gồm:

– Văn bản đề nghị theo mẫu số 01/MGTH ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư 80/2021/TT-BTC;

– Biên bản xác định mức độ, giá trị thiệt hại về tài sản của cơ quan có thẩm quyền và có xác nhận của chính quyền địa phương cấp xã nơi xảy ra thiên tai theo mẫu số 02/MGTH ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư 80/2021/TT-BTC;

+ Cơ quan có thẩm quyền xác định mức độ, giá trị thiệt hại là cơ quan tài chính hoặc các cơ quan giám định xác định mức độ, giá trị thiệt hại về tài sản.

+ Trường hợp thiệt hại về hàng hóa: người nộp thuế cung cấp Biên bản giám định (chứng thư giám định) về mức độ thiệt hại của cơ quan giám định và cơ quan giám định phải chịu trách nhiệm pháp lý về tính chính xác của chứng thư giám định theo quy định của pháp luật.

– Báo cáo tài chính (nếu là doanh nghiệp) kèm theo giải trình phân tích xác định số bị thiệt hại, số lỗ do bị thiệt hại.