Mẫu cam kết đối với cá nhân có thu nhập chưa đến mức chịu thuế TNCN là mẫu nào? Tải mẫu về ở đâu?

Mẫu cam kết đối với cá nhân có thu nhập chưa đến mức chịu thuế TNCN là mẫu nào? Tải mẫu về ở đâu? Tại thời điểm cam kết, cá nhân có mức thu nhập chưa đến mức thu nhập chịu thuế TNCN phải đảm bảo điều gì? Khấu trừ thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân được thực hiện như thế nào?

Mẫu cam kết đối với cá nhân có thu nhập chưa đến mức chịu thuế TNCN là mẫu nào? Tải mẫu về ở đâu?

Mẫu cam kết đối với cá nhân có thu nhập chưa đến mức chịu thuế TNCN là Mẫu số 08/CK-TNCN được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC.

Tải về Mẫu cam kết đối với cá nhân có thu nhập chưa đến mức chịu thuế TNCN

Tại thời điểm cam kết, cá nhân có mức thu nhập chưa đến mức thu nhập chịu thuế TNCN phải đảm bảo điều gì?

Khấu trừ thuế và chứng từ khấu trừ thuế được quy định tại Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC như sau:

Khấu trừ thuế và chứng từ khấu trừ thuế
1. Khấu trừ thuế
i) Khấu trừ thuế đối với một số trường hợp khác
Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư này) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.
Trường hợp cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì cá nhân có thu nhập làm cam kết (theo mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) gửi tổ chức trả thu nhập để tổ chức trả thu nhập làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.
Căn cứ vào cam kết của người nhận thu nhập, tổ chức trả thu nhập không khấu trừ thuế. Kết thúc năm tính thuế, tổ chức trả thu nhập vẫn phải tổng hợp danh sách và thu nhập của những cá nhân chưa đến mức khấu trừ thuế (vào mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) và nộp cho cơ quan thuế. Cá nhân làm cam kết phải chịu trách nhiệm về bản cam kết của mình, trường hợp phát hiện có sự gian lận sẽ bị xử lý theo quy định của Luật quản lý thuế.
Cá nhân làm cam kết theo hướng dẫn tại điểm này phải đăng ký thuế và có mã số thuế tại thời điểm cam kết.

Theo đó, tại thời điểm cam kết, cá nhân có mức thu nhập chưa đến mức thu nhập chịu thuế TNCN phải đăng ký thuế và có mã số thuế.

Lưu ý:

– Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BT hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.

+ Trường hợp cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì cá nhân có thu nhập làm cam kết gửi tổ chức trả thu nhập để tổ chức trả thu nhập làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.

– Căn cứ vào cam kết của người nhận thu nhập, tổ chức trả thu nhập không khấu trừ thuế.

+ Kết thúc năm tính thuế, tổ chức trả thu nhập vẫn phải tổng hợp danh sách và thu nhập của những cá nhân chưa đến mức khấu trừ thuế và nộp cho cơ quan thuế.

+ Cá nhân làm cam kết phải chịu trách nhiệm về bản cam kết của mình, trường hợp phát hiện có sự gian lận sẽ bị xử lý theo quy định của Luật Quản lý thuế 2019.

Mẫu cam kết đối với cá nhân có thu nhập chưa đến mức chịu thuế TNCN là mẫu nào? Tải mẫu về ở đâu?

Mẫu cam kết đối với cá nhân có thu nhập chưa đến mức chịu thuế TNCN là mẫu nào? Tải mẫu về ở đâu? (Hình từ Internet)

Khấu trừ thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân được thực hiện như thế nào?

Khấu trừ thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 20 Thông tư 92/2015/TT-BTC như sau:

– Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần, kể cả trường hợp cá nhân ký hợp đồng từ ba (03) tháng trở lên tại nhiều nơi.

– Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên nhưng nghỉ làm trước khi kết thúc hợp đồng lao động thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập vẫn thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần.

– Đối với cá nhân là người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập căn cứ vào thời gian làm việc tại Việt Nam của người nộp thuế ghi trên Hợp đồng hoặc văn bản cử sang làm việc tại Việt Nam để tạm khấu trừ thuế theo Biểu lũy tiến từng phần hoặc theo Biểu thuế toàn phần.

– Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm khấu trừ thuế đối với khoản tiền phí tích lũy tương ứng với phần người sử dụng lao động mua cho người lao động bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam.

+ Số thuế khấu trừ được xác định theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 14 Thông tư 92/2015/TT-BTC.

+ Tổ chức, cá nhân trả thu nhập có trách nhiệm khấu trừ thuế trên khoản tiền phí bảo hiểm đã mua hoặc đóng góp trước khi trả lương cho người lao động đối với khoản bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm không thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam được phép bán bảo hiểm tại Việt Nam mà tổ chức, cá nhân trả thu nhập mua cho người lao động.

+ Số thuế khấu trừ được xác định theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 14 Thông tư 92/2015/TT-BTC.

– Số thuế phải khấu trừ đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân cư trú được xác định theo hướng dẫn tại Điều 7 Thông tư 111/2013/TT-BTC; của cá nhân không cư trú được xác định theo Điều 18 Thông tư 111/2013/TT-BTC.