Mẫu biên bản giao nhận hàng hóa nội bộ mới nhất? Tải về biên bản giao nhận hàng hóa nội bộ ở đâu?

Mẫu biên bản giao nhận hàng hóa nội bộ mới nhất? Tải về biên bản giao nhận hàng hóa nội bộ ở đâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về mẫu biên bản giao nhận hàng hóa nội bộ. Dù không bắt buộc theo một mẫu cố định, nhưng việc lập biên bản giao nhận hàng hóa vẫn là một phần quan trọng trong quy trình quản lý, giúp đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng và chính xác trong hoạt động kinh doanh nội bộ.

Do đó các doanh nghiệp có thể tự xây dựng và áp dụng mẫu biên bản giao nhận hàng hóa nội bộ phù hợp với quy trình quản lý và hoạt động nội bộ của mình. Tuy nhiên, để đảm bảo tính minh bạch và chính xác trong việc ghi nhận, doanh nghiệp nên tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của giao nhận hàng hóa, bao gồm các thông tin về số lượng, chất lượng, thời gian và bên liên quan.

Doanh nghiệp có thể tham khảo mẫu Biên bản giao nhận hàng hóa nội bộ dưới đây:

Biên bản giao nhận hàng hóa nội bộ

Hàng tiêu dùng nội bộ có được miễn xuất hóa đơn không?

Căn cứ khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ như sau:

Nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ

1. Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua (bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa) và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định này, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.

Theo quy định này thì khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để tiêu dùng nội bộ.

Tuy nhiên, quy định trên cũng có loại trừ trường hợp hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất thì không phải lập hóa đơn.

Như vậy, có thể thấy hàng tiêu dùng nội bộ không phải lập hóa đơn chỉ duy nhất trong trường hợp hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất. Đối với các trường hợp khác đều phải lập hóa đơn theo quy định.

Xác định giá tính thuế giá trị gia tăng hàng tiêu dùng nội bộ như thế nào?

Căn cứ tại khoản 4 Điều 7 Thông tư 219/2013/TT-BTC (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 3 Thông tư 119/2014/TT-BTC) quy định về giá tính thuế giá trị gia tăng hàng tiêu dùng nội bộ được như sau:

Giá tính thuế

4. Giá tính thuế đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng nội bộ.

Hàng hóa luân chuyển nội bộ như hàng hóa được xuất để chuyển kho nội bộ, xuất vật tư, bán thành phẩm, để tiếp tục quá trình sản xuất trong một cơ sở sản xuất, kinh doanh hoặc hàng hóa, dịch vụ do cơ sở kinh doanh xuất hoặc cung ứng sử dụng phục vụ hoạt động kinh doanh thì không phải tính, nộp thuế GTGT.

Trường hợp cơ sở kinh doanh tự sản xuất, xây dựng tài sản cố định (tài sản cố định tự làm) để phục vụ sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT thì khi hoàn thành, nghiệm thu, bàn giao, cơ sở kinh doanh không phải lập hóa đơn. Thuế GTGT đầu vào hình thành nên tài sản cố định tự làm được kê khai, khấu trừ theo quy định.

Trường hợp xuất máy móc, thiết bị, vật tư, hàng hóa dưới hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả, nếu có hợp đồng và các chứng từ liên quan đến giao dịch phù hợp, cơ sở kinh doanh không phải lập hóa đơn, tính, nộp thuế GTGT.

Riêng đối với cơ sở kinh doanh có sử dụng hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng nội bộ, luân chuyển nội bộ phục vụ cho sản xuất kinh doanh như vận tải, hàng không, đường sắt, bưu chính viễn thông không phải tính thuế GTGT đầu ra, cơ sở kinh doanh phải có văn bản quy định rõ đối tượng và mức khống chế hàng hóa dịch vụ sử dụng nội bộ theo thẩm quyền quy định.

Theo đó, đối với hàng hóa luân chuyển nội bộ như: hàng hóa được xuất để chuyển kho nội bộ, xuất vật tư, bán thành phẩm, để tiếp tục quá trình sản xuất trong một cơ sở sản xuất, kinh doanh hoặc hàng hóa, dịch vụ do cơ sở kinh doanh xuất hoặc cung ứng sử dụng phục vụ hoạt động kinh doanh thì không phải tính, nộp thuế giá trị gia tăng.

Như vậy, theo quy định này thì hàng tiêu dùng nội bộ thuộc các trường hợp nêu trên không phải nộp thuế giá trị gia tăng. Dó đó, không cần phải xác định giá tính thuế giá trị gia tăng đối với hàng tiêu dùng nội bộ.