Mẫu Biên bản giao nhận hàng hóa kiêm phiếu xuất kho mới nhất? Tải về Biên bản giao nhận hàng hóa kiêm phiếu xuất kho?

Mẫu Biên bản giao nhận hàng hóa kiêm phiếu xuất kho mới nhất? Tải về Biên bản giao nhận hàng hóa kiêm phiếu xuất kho?

Mẫu Biên bản giao nhận hàng hóa kiêm phiếu xuất kho mới nhất? Tải về Biên bản giao nhận hàng hóa kiêm phiếu xuất kho?

Mẫu Biên bản giao nhận hàng hóa kiêm phiếu xuất kho mới nhất? Tải về Biên bản giao nhận hàng hóa kiêm phiếu xuất kho?

Hiện nay, pháp luật chưa quy định về mẫu Biên bản giao nhận hàng hóa kiêm phiếu xuất kho.

Tuy nhiên, mẫu Biên bản giao nhận hàng hóa kiêm phiếu xuất kho vẫn là một mẫu quan trọng trong hoạt động mua bán và vận chuyển, giúp xác nhận chính xác số lượng và chất lượng hàng hóa đã được bàn giao giữa các bên.

Mẫu Biên bản giao nhận hàng hóa kiêm phiếu xuất kho còn đóng vai trò là căn cứ pháp lý để giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình giao nhận hàng. Sử dụng mẫu biên bản hợp lý và cập nhật giúp doanh nghiệp đảm bảo tính minh bạch, chính xác trong quản lý kho và phân phối hàng hóa.

Doanh nghiệp có thể tham khảo mẫu Biên bản giao nhận hàng hóa kiêm phiếu xuất kho dưới đây:

Mẫu Biên bản giao nhận hàng hóa kiêm phiếu xuất kho

>> Mẫu Biên bản giao nhận hàng hóa kiêm phiếu xuất kho:  

Lưu ý:

Nội dung cần có trong biên bản bàn giao hàng hóa

Để hạn chế xảy ra tranh chấp thì nội dung biên bản giao nhận hàng hóa cần đáp ứng các nội dung dưới đây:

– Tên đơn vị, doanh nghiệp bán hàng

– Ngày tháng năm thực hiện giao nhận hàng hóa

– Bên giao hàng: Đầy đủ tên công ty, địa chỉ, SĐT, người đại diện, chức vụ

– Bên nhận hàng: Đầy đủ tên công ty, địa chỉ, SĐT, người đại diện, chức vụ

– Thông tin liên quan đến hàng hóa (mã hàng, chủng loại, số lượng, đơn giá…)

– Chữ ký, đóng dấu xác nhận của các bên

Cách thức trình bày biên bản giao nhận hàng hóa

– Bên trái là tên công ty, bên phải sẽ là quốc hiệu, tiêu ngữ.

– Dưới tên công ty và quốc hiệu, tiêu ngữ là dòng chữ: “BIÊN BẢN giao nhận HÀNG HÓA” được căn giữa

– Căn cứ hợp đồng mua bán hàng hóa, căn cứ thỏa thuận

– Ngày/tháng/năm lập biên bản giao nhận hàng hóa

– Thông tin cá nhân người giao hàng và nhận hàng

– Thông tin hàng hóa được giao nhận

– Chữ ký xác nhận, tên và có thể đóng dấu

Biên bản giao nhận hàng hóa được lập ít nhất thành 2 bản, mỗi bên giữ một bản để làm căn cứ chứng minh trong trường hợp xảy ra tranh chấp.

Hàng hóa không được bảo quản, đóng gói có được xem là hàng hoá không phù hợp với hợp đồng hay không?

Căn cứ theo Điều 39 Luật Thương mại 2005 quy định như sau:

Hàng hoá không phù hợp với hợp đồng

1. Trường hợp hợp đồng không có quy định cụ thể thì hàng hoá được coi là không phù hợp với hợp đồng khi hàng hoá đó thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Không phù hợp với mục đích sử dụng thông thường của các hàng hoá cùng chủng loại;

b) Không phù hợp với bất kỳ mục đích cụ thể nào mà bên mua đã cho bên bán biết hoặc bên bán phải biết vào thời điểm giao kết hợp đồng;

c) Không bảo đảm chất lượng như chất lượng của mẫu hàng hoá mà bên bán đã giao cho bên mua;

d) Không được bảo quản, đóng gói theo cách thức thông thường đối với loại hàng hoá đó hoặc không theo cách thức thích hợp để bảo quản hàng hoá trong trường hợp không có cách thức bảo quản thông thường.

2. Bên mua có quyền từ chối nhận hàng nếu hàng hoá không phù hợp với hợp đồng theo quy định tại khoản 1 Điều này.

Theo đó, chỉ khi hàng hóa không được bảo quản, đóng gói theo cách thức thông thường đối với loại hàng hoá đó hoặc không theo cách thức thích hợp để bảo quản hàng hoá trong trường hợp không có cách thức bảo quản thông thường thì mới xem là hàng hoá không phù hợp với hợp đồng.

Trong trường hợp này, bên mua có quyền từ chối nhận hàng.

Ngoài ra, các trường hợp sau cũng được xem là hàng hoá không phù hợp với hợp đồng và bên mua có quyền từ chối nhận hàng:

(1) Không phù hợp với mục đích sử dụng thông thường của các hàng hoá cùng chủng loại;

(2) Không phù hợp với bất kỳ mục đích cụ thể nào mà bên mua đã cho bên bán biết hoặc bên bán phải biết vào thời điểm giao kết hợp đồng;

(3) Không bảo đảm chất lượng như chất lượng của mẫu hàng hoá mà bên bán đã giao cho bên mua.

Quy định giao hàng và nhận hàng trong hợp đồng mua bán hàng hóa?

Căn cứ Điều 34 Luật Thương mại 2005 quy định về giao hàng và chứng từ liên quan đến hàng hóa như sau:

Giao hàng và chứng từ liên quan đến hàng hóa

1. Bên bán phải giao hàng, chứng từ theo thỏa thuận trong hợp đồng về số lượng, chất lượng, cách thức đóng gói, bảo quản và các quy định khác trong hợp đồng.

2. Trường hợp không có thỏa thuận cụ thể, bên bán có nghĩa vụ giao hàng và chứng từ liên quan theo quy định của Luật này.”

Căn cứ Điều 56 Luật Thương mại 2005 quy định về việc nhận hàng trong hợp đồng mua bán hàng hóa như sau:

Nhận hàng

Bên mua có nghĩa vụ nhận hàng theo thoả thuận và thực hiện những công việc hợp lý để giúp bên bán giao hàng.”

Như vậy, việc nhận hàng trong hợp đồng mua bán hàng hóa được quy định như trên.