Mẫu biên bản bàn giao hàng hóa chung mới nhất? Tải về mẫu biên bản bàn giao hàng hóa chung ở đâu?

Mẫu biên bản bàn giao hàng hóa chung mới nhất? Tải về mẫu biên bản bàn giao hàng hóa chung ở đâu?

Mẫu biên bản bàn giao hàng hóa chung mới nhất? Tải về mẫu biên bản bàn giao hàng hóa chung ở đâu?

Mẫu biên bản bàn giao hàng hóa chung mới nhất? Tải về mẫu biên bản bàn giao hàng hóa chung ở đâu?

Hiện hành, pháp luật không có quy định về mẫu biên bản bàn giao hàng hóa chung. Điều này cho phép các doanh nghiệp và tổ chức linh hoạt trong việc tự soạn mẫu biên bản bàn giao hàng hóa chung phù hợp với nhu cầu quản lý và đặc thù kinh doanh của mình.

Dù không có một mẫu bắt buộc, biên bản bàn giao hàng hóa chung vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc ghi nhận quá trình giao nhận, đảm bảo tính minh bạch và chính xác về các thông tin như số lượng, chất lượng, thời gian và tình trạng hàng hóa khi bàn giao.

Doanh nghiệp có thể tham khảo mẫu biên bản bàn giao hàng hóa chung dưới đây:

Biên bản bàn giao hàng hóa

>> Mẫu biên bản bàn giao hàng hóa chung: 

Bên bán khi giao hàng hóa không đồng bộ phải có trách nhiệm như thế nào?

Mua bán hàng hóa là các giao dịch được pháp luật công nhận và bảo vệ theo quy định. Theo đó pháp luật tôn trọng các thỏa thuận không trái với các quy định của pháp luật của các bên tham gia giao dịch.

Trong trường hợp có thỏa thuận về các vấn đề của sản phẩm, bảo hành sản phẩm thì các bên phải tuân thủ toàn bộ các nội dung đã thỏa thuận. Theo đó, Bên bán hàng hóa phải có trách nhiệm về mọi khiếm khuyết về sản phẩm (theo quy định khoản 2 Điều 40 Luật Thương mại 2005) và có nghĩa vụ khắc phục các vấn đề về hàng hóa (theo quy định tại Điều 41 Luật Thương mại 2005).

Tại khoản 2 Điều 40 Luật Thương mại 2005 quy định về Trách nhiệm đối với hàng hoá không phù hợp với hợp đồng như sau:

Trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác, trách nhiệm đối với hàng hóa không phù hợp với hợp đồng được quy định như sau:

– Bên bán không chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào của hàng hoá nếu vào thời điểm giao kết hợp đồng bên mua đã biết hoặc phải biết về những khiếm khuyết đó;

– Trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật Thương mại 2005, trong thời hạn khiếu nại theo quy định của Luật Thương mại 2005, bên bán phải chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào của hàng hoá đã có trước thời điểm chuyển rủi ro cho bên mua, kể cả trường hợp khiếm khuyết đó được phát hiện sau thời điểm chuyển rủi ro;

– Bên bán phải chịu trách nhiệm về khiếm khuyết của hàng hóa phát sinh sau thời điểm chuyển rủi ro nếu khiếm khuyết đó do bên bán vi phạm hợp đồng.

Quy định về địa điểm và thời hạn giao hàng hóa, các chứng từ liên quan đến hàng hóa như thế nào?

Căn cứ Điều 35 Luật Thương mại 2005 quy định về địa điểm giao hàng được quy định như sau:

Địa điểm giao hàng

1. Bên bán có nghĩa vụ giao hàng đúng địa điểm đã thoả thuận.

2. Trường hợp không có thoả thuận về địa điểm giao hàng thì địa điểm giao hàng được xác định như sau:

a) Trường hợp hàng hoá là vật gắn liền với đất đai thì bên bán phải giao hàng tại nơi có hàng hoá đó;

b) Trường hợp trong hợp đồng có quy định về vận chuyển hàng hoá thì bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho người vận chuyển đầu tiên;

c) Trường hợp trong hợp đồng không có quy định về vận chuyển hàng hoá, nếu vào thời điểm giao kết hợp đồng, các bên biết được địa điểm kho chứa hàng, địa điểm xếp hàng hoặc nơi sản xuất, chế tạo hàng hoá thì bên bán phải giao hàng tại địa điểm đó;

d) Trong các trường hợp khác, bên bán phải giao hàng tại địa điểm kinh doanh của bên bán, nếu không có địa điểm kinh doanh thì phải giao hàng tại nơi cư trú của bên bán được xác định tại thời điểm giao kết hợp đồng mua bán.”

Căn cứ theo Điều 37 Luật Thương mại 2005 quy định về thời hạn giao hàng hóa được quy định như sau:

Thời hạn giao hàng

1. Bên bán phải giao hàng vào đúng thời điểm giao hàng đã thoả thuận trong hợp đồng.

2. Trường hợp chỉ có thỏa thuận về thời hạn giao hàng mà không xác định thời điểm giao hàng cụ thể thì bên bán có quyền giao hàng vào bất kỳ thời điểm nào trong thời hạn đó và phải thông báo trước cho bên mua.

3. Trường hợp không có thỏa thuận về thời hạn giao hàng thì bên bán phải giao hàng trong một thời hạn hợp lý sau khi giao kết hợp đồng.”

Ngoài ra, căn cứ tại Điều 42 Luật Thương mại 2005 quy định về việc giao các chứng từ liên quan đến hàng hóa được quy định như sau:

Giao chứng từ liên quan đến hàng hoá

1. Trường hợp có thỏa thuận về việc giao chứng từ thì bên bán có nghĩa vụ giao chứng từ liên quan đến hàng hoá cho bên mua trong thời hạn, tại địa điểm và bằng phương thức đã thỏa thuận.

2. Trường hợp không có thỏa thuận về thời hạn, địa điểm giao chứng từ liên quan đến hàng hoá cho bên mua thì bên bán phải giao chứng từ liên quan đến hàng hoá cho bên mua trong thời hạn và tại địa điểm hợp lý để bên mua có thể nhận hàng.

3. Trường hợp bên bán đã giao chứng từ liên quan đến hàng hoá trước thời hạn thỏa thuận thì bên bán vẫn có thể khắc phục những thiếu sót của các chứng từ này trong thời hạn còn lại.

4. Khi bên bán thực hiện việc khắc phục những thiếu sót quy định tại khoản 3 Điều này mà gây bất lợi hoặc làm phát sinh chi phí bất hợp lý cho bên mua thì bên mua có quyền yêu cầu bên bán khắc phục bất lợi hoặc chịu chi phí đó.”

Như vậy, địa điểm và thời hạn giao hàng hóa, việc giao chứng từ liên quan đến hàng hoá được quy định như trên.