Mẫu Báo cáo tách nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ là mẫu nào?



Mẫu Báo cáo tách nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ là mẫu nào? Việc lập báo cáo tách nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ do người nào thực hiện? Việc tách và hạch toán nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn phí bảo hiểm phải đảm bảo các yêu cầu gì?



Mẫu Báo cáo tách nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ là mẫu nào?

Mẫu Báo cáo tách nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ là Mẫu số 08-NT Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư 67/2023/TT-BTC như sau:

Mẫu Báo cáo tách nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ là mẫu nào?

TẢI VỀ: Mẫu Báo cáo tách nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ.

Việc lập báo cáo tách nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ do người nào thực hiện?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Thông tư 67/2023/TT-BTC về nhiệm vụ của chuyên gia tính toán của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ như sau:

Nhiệm vụ của chuyên gia tính toán của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam

2. Ngoài các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều này, chuyên gia tính toán của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phải thực hiện các nhiệm vụ sau đây:

a) Định kỳ tối thiểu hàng năm đánh giá lại mức lãi suất minh họa sử dụng trong bảng minh họa bán hàng, tài liệu giới thiệu sản phẩm bảo hiểm và điều chỉnh nếu cần thiết;

b) Tham gia thực hiện việc tách nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn phí bảo hiểm, tính toán phân chia thặng dư hàng năm của quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm trên cơ sở công bằng, hợp lý và tuân thủ pháp luật. Cuối năm tài chính, chuyên gia tính toán lập báo cáo bằng văn bản về kết quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm, trong đó có báo cáo riêng về tách nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn phí bảo hiểm, báo cáo phân chia thặng dư, đề xuất số lãi chia cho từng chủ hợp đồng để cấp có thẩm quyền của doanh nghiệp quyết định;

c) Định kỳ hàng năm, đánh giá việc tuân thủ quy định của pháp luật về triển khai sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư, bảo hiểm hưu trí của doanh nghiệp bảo hiểm;

d) Định kỳ hàng quý và hàng năm, báo cáo bằng văn bản cho Hội đồng quản trị (Hội đồng thành viên), Tổng Giám đốc (Giám đốc) về thực trạng tình hình tài chính, dự báo tình hình tài chính tương lai của doanh nghiệp, chi nhánh; tình hình hoạt động đầu tư của doanh nghiệp, chi nhánh trong đó nêu các rủi ro phát sinh và đề xuất về tài sản đầu tư, thời hạn đầu tư của từng loại tài sản đảm bảo tương xứng giữa thời hạn của tài sản đầu tư với các trách nhiệm đã cam kết theo hợp đồng bảo hiểm.

Như vậy, theo quy định trên thì việc lập báo cáo tách nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ được thực hiện bởi chuyên gia tính toán.

Chuyên gia tính toán có nhiệm vụ tham gia thực hiện việc tách nguồn vốn và lập báo cáo về việc tách nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn phí bảo hiểm, cùng với các báo cáo khác liên quan đến phân chia thặng dư và số lãi chia cho từng chủ hợp đồng.

Mẫu Báo cáo tách nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ là mẫu nào?

Mẫu Báo cáo tách nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ là mẫu nào? (Hình từ Internet)

Việc tách và hạch toán nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn phí bảo hiểm phải đảm bảo các yêu cầu gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 45 Thông tư 67/2023/TT-BTC thì doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phải tách, ghi nhận, quản lý và theo dõi riêng nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn phí bảo hiểm (sau đây gọi là quỹ chủ sở hữu và quỹ chủ hợp đồng) theo quy định tại Điều 101 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022.

Tùy theo thực tế triển khai hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ và quy định pháp luật liên quan, quỹ chủ hợp đồng có thể được tiếp tục tách chi tiết hơn.

Theo đó, việc tách và hạch toán tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí và kết quả hoạt động kinh doanh của từng quỹ phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:

(1) Các giao dịch phát sinh về tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí liên quan trực tiếp đến quỹ nào thì sẽ được ghi nhận riêng cho quỹ đó;

(2) Tài sản hình thành từ quỹ chủ hợp đồng nào được dùng để đáp ứng các trách nhiệm và chi phí liên quan tới các giao dịch kinh doanh của quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm đó.

Doanh nghiệp bảo hiểm không được sử dụng tài sản của quỹ chủ hợp đồng để chi trả các khoản tiền phạt do hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm hợp đồng của doanh nghiệp bảo hiểm, quảng cáo không liên quan đến sản phẩm bảo hiểm, chi từ thiện;

(3) Theo dõi, ghi nhận riêng doanh thu, chi phí từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm trong và ngoài phạm vi lãnh thổ Việt Nam;

(4) Chuyên gia tính toán có trách nhiệm bảo đảm các giao dịch liên quan đến nhiều quỹ phải được tập hợp và phân bổ cho từng quỹ dựa trên cơ sở công bằng và hợp lý.

Cuối năm, chuyên gia tính toán xác định và điều chỉnh lại tỷ lệ phân bổ các giao dịch liên quan đến nhiều quỹ này bảo đảm phù hợp với quy định tại Điều 46 Thông tư 67/2023/TT-BTC và thực tế triển khai hoạt động của doanh nghiệp.

Lưu ý:

– Người đại diện theo pháp luật, chuyên gia tính toán và kế toán trưởng của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ chịu trách nhiệm về việc thực hiện tách quỹ, tính chính xác các số liệu của các quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm và quỹ chủ sở hữu.

– Hàng năm, doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phải thực hiện Báo cáo tách nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn phí bảo hiểm và có xác nhận của kiểm toán độc lập.