Mẫu Bảng thanh toán tiền lương, phụ cấp dùng cho Ủy ban nhân dân xã mới nhất là mẫu nào? Hướng dẫn cách ghi?

Mẫu bảng thanh toán tiền lương, phụ cấp dùng cho Ủy ban nhân dân xã mới nhất năm 2024?

Mẫu bảng thanh toán tiền lương, phụ cấp dùng cho Ủy ban nhân dân xã mới nhất năm 2024? Chứng từ kế toán của Ủy ban nhân dân xã phải có các nội dung chủ yếu gì?

Mẫu bảng thanh toán tiền lương, phụ cấp dùng cho Ủy ban nhân dân xã mới nhất năm 2024 đang được áp dụng theo Mẫu số: C02-X ban hành kèm theo Thông tư 70/2019/TT-BTC.

Dưới đây là mẫu bảng thanh toán tiền lương, phụ cấp dùng cho Ủy ban nhân dân xã mới nhất năm 2024:

https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/Hoidapphapluat/2024/NTKL/14082024/thanh-toan-tien-luong.jpg mẫu bảng thanh toán tiền lương, phụ cấp dùng cho Ủy ban nhân dân xã mới nhất năm 2024:

Chứng từ kế toán của Ủy ban nhân dân xã phải có các nội dung chủ yếu gì?

Căn cứ theo khoản 4 Điều 3 Thông tư 70/2019/TT-BTC quy định như sau:

Điều 3. Quy định về chứng từ kế toán

1. Chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán.

2. Các xã sử dụng thống nhất mẫu chứng từ kế toán quy định tại Thông tư này.

– Đối với các chứng từ bắt buộc (ký hiệu là BB) trong quá trình thực hiện, các xã không được sửa đổi biểu mẫu chứng từ đã quy định.

– Đối với các chứng từ hướng dẫn (ký hiệu là HD) trong quá trình thực hiện, các xã được phép sửa đổi, bổ sung biểu mẫu chứng từ phù hợp với nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh.

3. Đối với mẫu chứng từ in sẵn phải được bảo quản cẩn thận, không được để hư hỏng, mục nát. Séc, Biên lai thu tiền và giấy tờ có giá phải được quản lý như tiền.

4. Danh mục, mẫu và giải thích phương pháp lập các chứng từ kế toán quy định tại Phụ lục số 01 “Hệ thống chứng từ kế toán” kèm theo Thông tư này. Đối với nghiệp vụ kinh tế phát sinh chưa có chứng từ kế toán quy định tại phụ lục 01, các xã lập chứng từ kế toán đảm bảo đáp ứng tối thiểu 7 nội dung quy định tại Điều 16 Luật kế toán.

Theo đó, chứng từ kế toán của Ủy ban nhân dân xã phải đảm bảo có 07 nội dung chủ yếu dưới đây:

– Tên và số hiệu của chứng từ kế toán.

– Ngày, tháng, năm lập chứng từ kế toán.

– Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân lập chứng từ kế toán.

– Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân nhận chứng từ kế toán.

– Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;

– Số lượng, đơn giá và số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính ghi bằng số; tổng số tiền của chứng từ kế toán dùng để thu, chi tiền ghi bằng số và bằng chữ;

– Chữ ký, họ và tên của người lập, người duyệt và những người có liên quan đến chứng từ kế toán.

Ngoài những nội dung chủ yếu trên, chứng từ kế toán có thể có thêm những nội dung khác theo từng loại chứng từ.

Advertisements

 

 

Thời điểm mở sổ kế toán của Ủy ban nhân dân xã là khi nào?

Căn cứ theo điểm a khoản 5 Điều 5 Thông tư 70/2019/TT-BTC quy định như sau:

Điều 5. Quy định về sổ kế toán

[…]

5. Mở sổ kế toán

a) Nguyên tắc mở sổ kế toán

Sổ kế toán phải được mở vào đầu kỳ kế toán năm hoặc ngay sau khi có quyết định thành lập và bắt đầu hoạt động của xã. Sổ kế toán được mở đầu năm tài chính, ngân sách mới để chuyển số dư từ sổ kế toán năm cũ chuyển sang và ghi ngay nghiệp vụ kinh tế, tài chính mới phát sinh thuộc năm mới từ ngày 01/01 của năm tài chính, ngân sách mới.

Số liệu thu, chi ngân sách xã thuộc năm trước phát sinh trong thời gian chỉnh lý quyết toán được ghi vào các sổ kế toán thu, chi ngân sách xã trong thời gian chỉnh lý theo dõi các tài khoản thu, chi, chênh lệch thu chi ngân sách xã trong thời gian chỉnh lý phục vụ lập báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước theo quy định. Nếu nghiệp vụ kinh tế phát sinh thuộc năm hiện hành thì ghi sổ kế toán năm nay.

b) Trường hợp ghi sổ kế toán trên giấy (thủ công), xã phải hoàn thiện thủ tục pháp lý của sổ kế toán như sau:

– Đối với sổ kế toán đóng thành quyển:

+ Ngoài bìa (góc trên bên trái) phải ghi tên xã, giữa bìa ghi tên sổ, ngày, tháng năm lập sổ, ngày, tháng, năm khóa sổ, họ tên và chữ ký của người lập sổ, người phụ trách kế toán và Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã ký tên, đóng dấu; ngày, tháng, năm kết thúc ghi sổ hoặc ngày chuyển giao sổ cho người khác.

+ Các trang sổ kế toán phải đánh số trang từ trang một (01) đến hết trang số cuối cùng, giữa hai trang sổ phải đóng dấu giáp lai của xã.

– Đối với sổ tờ rời:

+ Đầu mỗi sổ tờ rời phải ghi rõ tên xã, số thứ tự của từng tờ sổ, tên sổ, tháng sử dụng, họ tên của người giữ sổ và ghi sổ kế toán.

+ Các sổ tờ rời trước khi sử dụng phải được Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã ký xác nhận, đóng dấu và ghi vào Sổ đăng ký sử dụng thẻ tờ rời.

+ Các sổ tờ rời phải sắp xếp theo thứ tự các tài khoản kế toán, phải đảm bảo an toàn và dễ tra cứu.

[…]

Như vậy, thời điểm mở sổ kế toán của Ủy ban nhân dân xã là vào đầu kỳ kế toán năm hoặc ngay sau khi có quyết định thành lập và bắt đầu hoạt động của xã.