Mẫu bảng thanh toán lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội tháng, trợ cấp thất nghiệp là mẫu nào?

Mẫu bảng thanh toán lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội tháng, trợ cấp thất nghiệp là mẫu nào?

Mẫu bảng thanh toán lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội tháng, trợ cấp thất nghiệp? Người lao động nhận lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội bằng cách nào? Cơ quan nào có trách nhiệm chi trả lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội tháng, trợ cấp thất nghiệp

Theo Điều 3 Thông tư 102/2018/TT-BTC quy định về hệ thống chứng từ kế toán như sau:

Quy định về hệ thống chứng từ kế toán

1. Ngoài các chứng từ kế toán ban hành theo Thông tư số 107/2017/TT-BTC, Thông tư này hướng dẫn bổ sung 30 chứng từ kế toán áp dụng cho các cơ quan BHXH.

2. Danh mục, biểu mẫu, giải thích nội dung và phương pháp lập 30 chứng từ kế toán bổ sung tại Khoản 1, Điều này được quy định tại Phụ lục số 01 “Hệ thống chứng từ kế toán Bảo hiểm xã hội Việt Nam” ban hành kèm theo Thông tư này.

Như vậy, mẫu bảng thanh toán lương hưu và trợ cấp BHXH tháng, trợ cấp thất nghiệp là mẫu C74a-HD nằm trong Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư 102/2018/TT-BTC

 Mẫu C74a-HD – Mẫu bảng thanh toán lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội tháng, trợ cấp thất nghiệp

 Phụ lục 1 – Tổng hợp hệ thống mẫu chứng từ kế toán Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Mẫu bảng thanh toán lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội tháng, trợ cấp thất nghiệp?

Mẫu bảng thanh toán lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội tháng, trợ cấp thất nghiệp?

Mẫu bảng thanh toán lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội tháng, trợ cấp thất nghiệp? (hình từ internet)

Người lao động nhận lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội bằng cách thức nào?

Theo Điều 18 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về quyền của người lao động như sau:

Quyền của người lao động

1. Được tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này.

2. Được cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội.

3. Nhận lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội đầy đủ, kịp thời, theo một trong các hình thức chi trả sau:

a) Trực tiếp từ cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức dịch vụ được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền;

b) Thông qua tài khoản tiền gửi của người lao động mở tại ngân hàng;

c) Thông qua người sử dụng lao động.

4. Hưởng bảo hiểm y tế trong các trường hợp sau đây:

a) Đang hưởng lương hưu;

b) Trong thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi;

c) Nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng;

Như vậy, quyền của người lao động là được nhận lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội đầy đủ, kịp thời, theo một trong các hình thức chi trả sau:

– Trực tiếp từ cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức dịch vụ được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền;

– Thông qua tài khoản tiền gửi của người lao động mở tại ngân hàng;

– Thông qua người sử dụng lao động.

Cơ quan nào có trách nhiệm chi trả lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội tháng, trợ cấp thất nghiệp

Theo Điều 23 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về trách nhiệm của cơ quan bảo hiểm xã hội như sau:

Trách nhiệm của cơ quan bảo hiểm xã hội

1. Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.

2. Ban hành mẫu sổ, mẫu hồ sơ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

3. Tổ chức thực hiện thu, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.

4. Cấp sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động; quản lý sổ bảo hiểm xã hội khi người lao động đã được giải quyết chế độ hưu trí hoặc tử tuất.

5. Tiếp nhận hồ sơ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; tổ chức trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp đầy đủ, thuận tiện và đúng thời hạn.

6. Hằng năm, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội cho từng người lao động; cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về việc đóng, quyền được hưởng chế độ, thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội khi người lao động, người sử dụng lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu.

7. Hằng năm, cung cấp thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội của người lao động để người sử dụng lao động niêm yết công khai.

8. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý bảo hiểm xã hội; lưu trữ hồ sơ của người tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.

9. Quản lý, sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.

10. Thực hiện các biện pháp bảo toàn và tăng trưởng quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quyết định của Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội.

11. Thực hiện công tác thống kê, kế toán tài chính về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.

12. Tập huấn và hướng dẫn nghiệp vụ về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.

Như vậy, Cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm tổ chức trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp đầy đủ, thuận tiện và đúng thời hạn.