Lệ phí đăng ký kinh doanh hợp tác xã có thể nộp theo những phương thức nào?
Lệ phí đăng ký kinh doanh hợp tác xã có thể nộp theo những phương thức theo quy định tại Điều 22 Nghị định 92/2024/NĐ-CP cụ thể như sau:
Phương thức thanh toán lệ phí đăng ký kinh doanh đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh
1. Người nộp hồ sơ đăng ký nộp lệ phí đăng ký kinh doanh tại thời điểm nộp hồ sơ. Lệ phí đăng ký kinh doanh có thể nộp trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ ở cấp huyện hoặc chuyển vào tài khoản của cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện hoặc thanh toán trực tuyến thông qua chức năng thanh toán trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc bằng cách thức khác theo quy định của pháp luật. Lệ phí đăng ký kinh doanh không được hoàn trả trong trường hợp hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã không được cấp đăng ký.
…
Theo đó, lệ phí đăng ký kinh doanh hợp tác xã có thể nộp theo 03 phương thức sau đây:
– Nộp trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ ở cấp huyện
– Chuyển vào tài khoản của cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện hoặc thanh toán trực tuyến thông qua chức năng thanh toán trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia
– Bằng cách thức khác theo quy định của pháp luật.
Lưu ý:
– Người nộp hồ sơ đăng ký nộp lệ phí đăng ký kinh doanh tại thời điểm nộp hồ sơ.
– Lệ phí đăng ký kinh doanh không được hoàn trả trong trường hợp hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã không được cấp đăng ký.
Lệ phí đăng ký kinh doanh hợp tác xã có thể nộp theo những phương thức nào theo quy định pháp luật? (Hình từ Internet)
Tiền sử dụng dịch vụ thanh toán trực tuyến có được tính trong lệ phí đăng ký kinh doanh hợp tác xã không?
Phương thức thanh toán lệ phí đăng ký kinh doanh đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh được quy định tại Điều 22 Nghị định 92/2024/NĐ-CP cụ thể như sau:
Phương thức thanh toán lệ phí đăng ký kinh doanh đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh
…
2. Tiền sử dụng dịch vụ thanh toán trực tuyến không được tính trong lệ phí đăng ký kinh doanh.
…
Theo đó, tiền sử dụng dịch vụ thanh toán trực tuyến không được tính trong lệ phí đăng ký kinh doanh.
Trường hợp nào bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã?
07 trường hợp thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã được quy định tại khoản 1 Điều 103 Luật Hợp tác xã 2023 cụ thể như sau:
Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã
1. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã là giả mạo;
b) Ngừng hoạt động trên 12 tháng mà không thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế;
c) Sau 12 tháng mà hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã không gửi báo cáo về việc tuân thủ theo quy định của Luật này theo yêu cầu của cơ quan đăng ký kinh doanh;
d) Không đáp ứng điều kiện số lượng thành viên tối thiểu của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong 12 tháng liên tục; không đáp ứng điều kiện số lượng thành viên tối đa là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, cá nhân là nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật này trong 06 tháng liên tục;
đ) Không đáp ứng điều kiện vốn góp tối đa của thành viên hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của Luật này trong 12 tháng liên tục;
e) Không tổ chức Đại hội thành viên thường niên trong 18 tháng liên tục kể từ thời điểm tổ chức Đại hội thành viên gần nhất, trừ trường hợp bất khả kháng;
g) Theo quyết định của Tòa án hoặc đề nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của luật có liên quan.
…
Theo đó, hợp tác xã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
(1) Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã là giả mạo;
(2) Ngừng hoạt động trên 12 tháng mà không thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế;
(3) Sau 12 tháng mà hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã không gửi báo cáo về việc tuân thủ theo quy định của Luật Hợp tác xã 2023 theo yêu cầu của cơ quan đăng ký kinh doanh;
(4) Không đáp ứng điều kiện số lượng thành viên tối thiểu của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong 12 tháng liên tục; không đáp ứng điều kiện số lượng thành viên tối đa là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, cá nhân là nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Hợp tác xã 2023 trong 06 tháng liên tục;
(5) Không đáp ứng điều kiện vốn góp tối đa của thành viên hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của Luật Hợp tác xã 2023 trong 12 tháng liên tục;
(6) Không tổ chức Đại hội thành viên thường niên trong 18 tháng liên tục kể từ thời điểm tổ chức Đại hội thành viên gần nhất, trừ trường hợp bất khả kháng;
(7) Theo quyết định của Tòa án hoặc đề nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của luật có liên quan.