Lấy ngày 20 10 làm ngày Phụ nữ Việt Nam từ khi nào? Cán bộ, công chức, viên chức nữ có được nghỉ làm hưởng lương ngày 20 10?

Lấy ngày 20 10 làm ngày Phụ nữ Việt Nam từ khi nào? Cán bộ, công chức, viên chức nữ có được nghỉ làm hưởng lương vào ngày Phụ nữ Việt Nam 20 10 không? Công đoàn công ty có chi cho việc tổ chức hoạt động Ngày Phụ nữ Việt Nam 20 10 không?

Lấy ngày 20 10 làm ngày Phụ nữ Việt Nam từ khi nào? Ngày Phụ nữ Việt Nam có phải là ngày lễ lớn của đất nước?

Vào ngày 20 tháng 10 năm 1930, Hội Phụ nữ phản đế Việt Nam (nay là Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam) và Đảng Cộng sản Việt Nam đã quyết định chọn ngày 20 tháng 10 hằng năm làm ngày truyền thống của tổ chức này.

Đồng thời cũng xem đây là ngày kỷ niệm và tôn vinh phụ nữ Việt Nam, lấy ngày 20 10 làm Ngày phụ nữ Việt Nam.

 

Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định về các ngày lễ lớn trong nước gồm:

– Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).

– Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).

– Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).

– Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).

– Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).

– Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).

– Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).

Như vậy, ngày Phụ nữ Việt Nam 20 10 không thuộc một trong những ngày lễ lớn của Việt Nam theo quy định của pháp luật.

Lấy ngày 20 10 làm ngày Phụ nữ Việt Nam từ khi nào? Cán bộ, công chức, viên chức nữ có được nghỉ làm hưởng lương ngày 20 10?

Lấy ngày 20 10 làm ngày Phụ nữ Việt Nam từ khi nào? Cán bộ, công chức, viên chức nữ có được nghỉ làm hưởng lương ngày 20 10? (Hình từ Internet)

Cán bộ, công chức, viên chức nữ có được nghỉ làm hưởng lương vào ngày Phụ nữ Việt Nam 20 10 không?

Ngày nghỉ lễ của cán bộ, công chức được quy định tại Điều 13 Luật Cán bộ, công chức 2008 như sau:

Quyền của cán bộ, công chức về nghỉ ngơi

Cán bộ, công chức được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ để giải quyết việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Trường hợp do yêu cầu nhiệm vụ, cán bộ, công chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì ngoài tiền lương còn được thanh toán thêm một khoản tiền bằng tiền lương cho những ngày không nghỉ.

Đối với viên chức thì tại Điều 13 Luật Viên chức 2010 có quy định như sau:

Quyền của viên chức về nghỉ ngơi

1. Được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Do yêu cầu công việc, viên chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì được thanh toán một khoản tiền cho những ngày không nghỉ.

Dẫn chiếu Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 về ngày nghỉ lễ, tết của người lao động được nghỉ làm hưởng nguyên lương gồm:

(1) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);

(2) Tết Âm lịch: 05 ngày;

(3) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);

(4) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);

(5) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);

(6) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).

Như vậy, có thể thấy ngày Phụ nữ Việt Nam 20 10 không thuộc một trong các ngày nghỉ lễ mà cán bộ, công chức, viên chức nữ được nghỉ làm hưởng nguyên lương.

Do đó, cán bộ, công chức, viên chức nữ vẫn phải đi làm bình thường nếu như ngày 20 10 rơi vào ngày đi làm hàng tuần.

Tuy nhiên, trong trường hợp lao động nữ muốn nghỉ làm việc hưởng lương vào ngày này thì có thể sử dụng ngày phép năm của mình. (Theo Điều 113 Bộ luật Lao động 2019)

Trường hợp ngày 20 10 rơi trúng vào ngày nghỉ hằng tuần cán bộ, công chức, viên chức nữ được nghỉ làm không hưởng lương.

Công đoàn công ty có chi cho việc tổ chức hoạt động Ngày Phụ nữ Việt Nam 20 10 không?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 6 Quy định về thu, chi, quản lý tài chính, tài sản tại công đoàn cơ sở ban hành kèm theo Quyết định 4290/QĐ-TLĐ năm 2022 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quy định về chi tài chính tại công đoàn cơ sở như sau:

Chi tài chính tại công đoàn cơ sở

2. Chi tuyên truyền, vận động đoàn viên và người lao động

2.5. Chi tuyên truyền các hoạt động về giới và bình đẳng giới.

– Chi cho các hoạt động tuyên truyền về giới, bình đẳng giới và lồng ghép giới các hoạt động về dân số, sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, phòng chống bạo lực gia đình.

– Chi hỗ trợ mua đồ dùng, thiết bị mẫu giáo, nhà trẻ tại đơn vị (nếu có); hỗ trợ đoàn viên và người lao động có con gửi nhà trẻ, học mẫu giáo.

– Chi tuyên truyền, tổ chức hoạt động nhân ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, ngày Gia đình Việt Nam 28/6, ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3, ngày Dân số 26/12.

– Chi hoạt động của Ban Nữ công quần chúng, Câu lạc bộ nữ công cơ sở, hội thi cán bộ nữ công giỏi, hội thi chuyên đề nữ công, phong trào thi đua giỏi việc nước đảm việc nhà.

Như vậy, tài chính chi cho hoạt động tuyên truyền, tổ chức hoạt động nhân ngày Phụ nữ Việt Nam 20 10 như mua quà tặng cho lao động nữ… là một trong những khoản chi tuyên truyền, vận động đoàn viên và người lao động sẽ do công đoàn công ty chi.

Tuy nhiên, Công đoàn cơ sở sẽ căn cứ vào tình hình tài chính của công đoàn mà có thể chi hoặc không chi trong việc tuyên truyền, tổ chức hoạt động nhân ngày Phụ nữ Việt Nam 20 10 cho lao động nữ. Nếu chi thì có thể chi quà bằng hiện vật hoặc hình thức khác tùy theo năng lực tài chính công đoàn.