Kiểm toán nhà nước thực hiện kiểm toán kết quả định giá doanh nghiệp đối với những doanh nghiệp nào?

Kiểm toán nhà nước thực hiện kiểm toán kết quả định giá doanh nghiệp đối với những doanh nghiệp nào?

Cho tôi hỏi là kiểm toán nhà nước thực hiện kiểm toán kết quả định giá doanh nghiệp đối với những doanh nghiệp nào? Cơ quan đại diện chủ sở hữu doanh nghiệp không thống nhất với kết quả Kiểm toán nhà nước công bố thì xử lý như thế nào? Xin cám ơn. Câu hỏi của anh V đến từ Bình Phước.

Kiểm toán nhà nước thực hiện kiểm toán kết quả định giá trị doanh nghiệp đối với những doanh nghiệp nào?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Nghị định 126/2017/NĐ-CP, khoản 2 Điều 6 Nghị định 140/2020/NĐ-CP thì trên cơ sở kết quả xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa đã được cơ quan tư vấn xác định và ý kiến của cơ quan đại diện chủ sở hữu, Kiểm toán nhà nước thực hiện kiểm toán kết quả định giá doanh nghiệp và xử lý các vấn đề về tài chính trước khi định giá đối với các doanh nghiệp sau:

– Công ty TNHH 1 thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế và Công ty mẹ của Tổng công ty nhà nước (kể cả Ngân hàng Thương mại nhà nước).

– Các oanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (bao gồm công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ – công ty con và các công ty TNHH 1 thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ) có vốn nhà nước theo sổ sách kế toán tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp từ 1.800 tỷ đồng trở lên.

– Các công ty TNHH 1 thành viên quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định 126/2017/NĐ-CP (doanh nghiệp cấp II) có vốn chủ sở hữu theo sổ sách kế toán tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp từ 1.800 tỷ đồng trở lên.

– Các công ty TNHH 1 thành viên khác khi có yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ hoặc đề nghị của cơ quan đại diện chủ sở hữu.

Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm gì trong việc kiểm toán đối với doanh nghiệp cổ phần hóa?

Trách nhiệm của kiểm toán nhà nước trong hoạt động kiểm toán đối với doanh nghiệp cổ phần hóa theo quy định tại khoản 3 Điều 26 Nghị định 126/2017/NĐ-CP như sau:

– Sau khi có kết quả tư vấn định giá, cơ quan đại diện chủ sở hữu có trách nhiệm gửi văn bản kèm theo hồ sơ đề nghị cơ quan Kiểm toán nhà nước thực hiện kiểm toán kết quả tư vấn định giá và xử lý các vấn đề tài chính trước khi chính thức công bố giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa.

– Trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị của cơ quan đại diện chủ sở hữu, Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm tổ chức thực hiện kiểm toán kết quả tư vấn định giá và xử lý tài chính doanh nghiệp cổ phần hóa.

Thời gian hoàn thành, công bố kết quả kiểm toán không quá 60 ngày làm việc kể từ ngày tiến hành kiểm toán. Kiểm toán nhà nước chịu trách nhiệm về kết quả kiểm toán theo quy định của pháp luật.

– Doanh nghiệp cổ phần hóa và tổ chức tư vấn định giá có trách nhiệm giải trình, cung cấp đầy đủ hồ sơ, tài liệu có liên quan đến công tác xác định giá trị doanh nghiệp và xử lý các vấn đề tài chính trước khi định giá theo yêu cầu của Kiểm toán nhà nước.

Cơ quan đại diện chủ sở hữu doanh nghiệp không thống nhất với kết quả Kiểm toán nhà nước công bố thì xử lý như thế nào?

Theo quy định tại khoản 4 Điều 26 Nghị định 126/2017/NĐ-CP về kiểm toán nhà nước đối với doanh nghiệp cổ phần hóa như sau:

Kiểm toán nhà nước đối với doanh nghiệp cổ phần hóa

b) Trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị của cơ quan đại diện chủ sở hữu, Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm tổ chức thực hiện kiểm toán kết quả tư vấn định giá và xử lý tài chính doanh nghiệp cổ phần hóa. Thời gian hoàn thành, công bố kết quả kiểm toán không quá 60 ngày làm việc kể từ ngày tiến hành kiểm toán. Kiểm toán nhà nước chịu trách nhiệm về kết quả kiểm toán theo quy định của pháp luật.

c) Doanh nghiệp cổ phần hóa và tổ chức tư vấn định giá có trách nhiệm giải trình, cung cấp đầy đủ hồ sơ, tài liệu có liên quan đến công tác xác định giá trị doanh nghiệp và xử lý các vấn đề tài chính trước khi định giá theo yêu cầu của Kiểm toán nhà nước.

4. Xử lý kết quả kiểm toán:

Căn cứ kết quả kiểm toán của Kiểm toán nhà nước, cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, quyết định công bố giá trị doanh nghiệp và triển khai các bước tiếp theo của quá trình cổ phần hóa theo quy định.

Trường hợp cơ quan đại diện chủ sở hữu không thống nhất với kết quả Kiểm toán nhà nước công bố thì tổ chức trao đổi lại đế thống nhất hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trước khi công bố giá trị doanh nghiệp theo thẩm quyền.

Như vậy, trong trường hợp cơ quan đại diện chủ sở hữu không thống nhất với kết quả Kiểm toán nhà nước công bố thì tổ chức trao đổi lại để thống nhất hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trước khi công bố giá trị doanh nghiệp theo thẩm quyền.