Kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu có nhiệm vụ gì? Phương pháp làm tròn số trong kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu?

Kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu có nhiệm vụ gì? Phương pháp làm tròn số trong kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu?

Kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu có nhiệm vụ gì? Hướng dẫn hương pháp làm tròn số trong kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu? Kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu phải đảm bảo những yêu cầu gì theo quy định?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 174/2015/TT-BTC thì kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu có nhiệm vụ ghi chép, phản ánh tình hình thu nộp ngân sách nhà nước về thuế và các khoản thu khác của người nộp thuế hoặc đối tượng vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan, bao gồm:

– Số thuế của hàng hóa đã thông quan hoặc giải phóng hàng, số tiền phạt, số tiền chậm nộp, lệ phí phải thu;

– Số thuế, số tiền phạt, số tiền chậm nộp, lệ phí đã thu, đã nộp ngân sách nhà nước hoặc tài khoản tiền gửi của cơ quan hải quan tại Kho bạc Nhà nước;

– Số thuế của hàng hóa đã thông quan hoặc giải phóng hàng, số tiền phạt, số tiền chậm nộp, lệ phí còn phải thu;

– Số hàng hóa tạm giữ;

– Số tiền bán hàng hóa, tang vật đã có quyết định tạm giữ chờ xử lý;

– Số tiền bán hàng hóa, tang vật bị tịch thu đã có kết quả xử lý của cơ quan có thẩm quyền;

– Số thuế, số tiền chậm nộp, số tiền phạt phải hoàn, đã hoàn, còn phải hoàn cho người nộp;

– Số thuế, số tiền phạt, tiền chậm nộp không thu, được giảm theo quyết định của cấp thẩm quyền.

Hướng dẫn hương pháp làm tròn số trong kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu?

Phương pháp làm tròn số trong kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu được quy định tại Điều 6 Thông tư 174/2015/TT-BTC như sau:

Đơn vị tính, chữ viết, chữ số và phương pháp làm tròn số trong kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu

1. Đơn vị tính, chữ viết và chữ số trong kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu được thực hiện theo quy định của pháp luật kế toán.

2. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ phải theo dõi theo nguyên tệ và được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá quy định của pháp luật thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để ghi sổ kế toán.

Trường hợp người nộp thuế nộp bằng ngoại tệ thì tỷ giá hạch toán số ngoại tệ đã nộp theo tỷ giá hạch toán ngoại tệ do Bộ Tài chính công bố hàng tháng tại thời điểm Kho bạc Nhà nước hạch toán thu ngân sách.

3. Khi lập báo cáo tài chính hoặc công khai báo cáo tài chính sử dụng đơn vị tiền tệ rút gọn, đơn vị kế toán được làm tròn số bằng cách:

a) Đối với đồng Việt Nam: Chữ số sau chữ số hàng đơn vị tiền tệ rút gọn nếu bằng năm (5) trở lên thì được tăng thêm một (1) đơn vị; nếu nhỏ hơn năm (5) thì không tính.

b) Đối với ngoại tệ: Chữ số thập phân phần nghìn (chữ số thứ 3 sau dấu phẩy thập phân), nếu bằng năm (5) trở lên thì được tăng thêm một phần trăm (1%) đơn vị; nếu nhỏ hơn năm (5) thì không tính.

4. Trường hợp quy đổi tỷ giá ngoại tệ, đối với số tiền bằng đồng Việt Nam đã được quy đổi, phương pháp làm tròn số cũng được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều này.

Theo đó, đơn vị tính, chữ viết và chữ số trong kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu được thực hiện theo quy định của pháp luật kế toán.

Khi lập báo cáo tài chính hoặc công khai báo cáo tài chính sử dụng đơn vị tiền tệ rút gọn thì đơn vị kế toán thuế xuất khẩu, khẩu nhập được làm tròn số bằng cách:

– Đối với đồng Việt Nam: Chữ số sau chữ số hàng đơn vị tiền tệ rút gọn nếu bằng năm (5) trở lên thì được tăng thêm một (1) đơn vị; nếu nhỏ hơn năm (5) thì không tính.

– Đối với ngoại tệ: Chữ số thập phân phần nghìn (chữ số thứ 3 sau dấu phẩy thập phân), nếu bằng năm (5) trở lên thì được tăng thêm một phần trăm (1%) đơn vị; nếu nhỏ hơn năm (5) thì không tính.

Lưu ý: Trường hợp quy đổi tỷ giá ngoại tệ, đối với số tiền bằng đồng Việt Nam đã được quy đổi, phương pháp làm tròn số cũng được thực hiện theo hướng dẫn trên.

Kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu phải đảm bảo yêu cầu gì?

Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 174/2015/TT-BTC thì kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:

– Phản ánh đầy đủ các nghiệp vụ thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phát sinh trong kỳ vào sổ kế toán và báo cáo kế toán.

– Phản ánh thông tin, số liệu kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu rõ ràng, dễ hiểu, chính xác và đúng thời gian quy định.

– Phản ánh trung thực hiện trạng, bản chất, nội dung và giá trị của nghiệp vụ thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

– Thông tin, số liệu kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu phải được phản ánh liên tục; số liệu kế toán phản ánh kỳ này phải kế tiếp theo số liệu kế toán của kỳ trước.

– Thông tin, số liệu kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu phải được phân loại, sắp xếp theo trình tự, có hệ thống, thống nhất với các chỉ tiêu quản lý thuế.