Hợp tác xã có được thực hiện giải thể tự nguyện theo nghị quyết của Đại hội thành viên hay không?



Hợp tác xã có được thực hiện giải thể tự nguyện theo nghị quyết của Đại hội thành viên hay không? Khi Đại hội thành viên thông qua nghị quyết giải thể hợp tác xã thì nghị quyết giải thể bao gồm những nội dung gì?



Hợp tác xã có được thực hiện giải thể tự nguyện theo nghị quyết của Đại hội thành viên hay không?

Hợp tác xã có được thực hiện giải thể tự nguyện theo nghị quyết của Đại hội thành viên hay không, căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 97 Luật Hợp tác xã 2023 quy định:

Các trường hợp giải thể hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã

1. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thực hiện thủ tục giải thể theo một trong hai trường hợp sau đây:

a) Giải thể tự nguyện theo nghị quyết Đại hội thành viên;

b) Giải thể bắt buộc theo quyết định của Toà án hoặc khi bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, trừ trường hợp luật khác có quy định khác.

2. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác và không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài. Người đại diện theo pháp luật, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc) và người giữ chức danh có liên quan trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; phải chịu trách nhiệm cá nhân về thiệt hại do việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định về giải thể tại Luật này.

Như vậy, hợp tác xã có thể giải thể tự nguyện theo nghị quyết Đại hội thành viên đưa ra.

Theo đó, hợp tác xã chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác và không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài.

Người đại diện theo pháp luật, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc) và người giữ chức danh có liên quan trong hợp tác xã cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của hợp tác xã; phải chịu trách nhiệm cá nhân về thiệt hại do việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định về giải thể tại Luật Hợp tác xã 2023.

Hợp tác xã có được thực hiện giải thể tự nguyện theo nghị quyết của Đại hội thành viên hay không?

Hợp tác xã có được thực hiện giải thể tự nguyện theo nghị quyết của Đại hội thành viên hay không? (Hình từ Internet)

Khi Đại hội thành viên thông qua nghị quyết giải thể hợp tác xã thì nghị quyết giải thể bao gồm những nội dung gì?

Khi Đại hội thành viên thông qua nghị quyết giải thể hợp tác xã thì nghị quyết giải thể bao gồm những nội dung gì, căn cứ theo khoản 1 Điều 98 Luật Hợp tác xã 2023 quy định:

Giải thể tự nguyện đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã

1. Đại hội thành viên thông qua nghị quyết giải thể hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Nghị quyết giải thể hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã bao gồm nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

b) Lý do giải thể;

c) Thời hạn và thủ tục bàn giao tài sản chung không chia, quỹ chung không chia;

d) Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ, phương án giải quyết nợ. Phương án giải quyết nợ phải có tên, địa chỉ của chủ nợ; số nợ, thời hạn, địa điểm và phương thức thanh toán nợ; cách thức và thời hạn giải quyết khiếu nại của chủ nợ;

đ) Phương án xử lý nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động.

2. Hội đồng quản trị đối với tổ chức quản trị đầy đủ hoặc Giám đốc đối với tổ chức quản trị rút gọn trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo nghị quyết của Đại hội thành viên, trừ trường hợp Điều lệ quy định thành lập tổ chức thanh lý riêng.

Theo đó, Đại hội thành viên thông qua nghị quyết giải thể hợp tác xã, nghị quyết giải thể hợp tác xã bao gồm các nội dung sau:

– Tên, địa chỉ trụ sở chính của hợp tác xã;

– Lý do giải thể;

– Thời hạn và thủ tục bàn giao tài sản chung không chia, quỹ chung không chia;

– Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ, phương án giải quyết nợ. Phương án giải quyết nợ phải có tên, địa chỉ của chủ nợ; số nợ, thời hạn, địa điểm và phương thức thanh toán nợ; cách thức và thời hạn giải quyết khiếu nại của chủ nợ;

– Phương án xử lý nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động.

Khi hợp tác xã giải thể có được thực hiện thu hồi các tài sản khác của hợp tác xã không?

Khi hợp tác xã giải thể có được thực hiện thu hồi các tài sản khác của hợp tác xã không, căn cứ theo khoản 1 Điều 101 Luật Hợp tác xã 2023 quy định:

Xử lý tài sản khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã giải thể

1. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã khi giải thể thực hiện thu hồi, xử lý quỹ chung không chia và tài sản chung không chia; thu hồi các tài sản khác; chuyển nhượng, thanh lý tài sản.

2. Quỹ chung không chia của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã khi giải thể được xử lý theo các nguyên tắc sau đây:

a) Phần quỹ chung không chia hình thành từ tiền chuyển nhượng, thanh lý tài sản chung không chia do Nhà nước hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ được chuyển vào ngân sách nhà nước;

b) Phần quỹ chung không chia theo quy định tại khoản 4 Điều 84 của Luật Hợp tác xã 2023 được thực hiện theo thỏa thuận giữa cá nhân, tổ chức tặng cho, tài trợ hợp pháp và hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Trường hợp không có thỏa thuận thì thực hiện theo quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều này;

c) Phần quỹ chung không chia theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 84 của Luật Hợp tác xã 2023 được thực hiện theo quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều này.

Như vậy, khi hợp tác xã giải thể sẽ thực hiện thu hồi các tài sản khác của hợp tác xã.

Ngoài ra, hợp tác xã sẽ thực hiện thu hồi, xử lý quỹ chung không chia và tài sản chung không chia; chuyển nhượng, thanh lý tài sản.