Doanh nghiệp viễn thông cung cấp dịch vụ cho người sử dụng dịch vụ viễn thông cần phải thực hiện như thế nào?
Doanh nghiệp viễn thông cung cấp dịch vụ cho người sử dụng dịch vụ viễn thông cần phải thực hiện như thế nào, căn cứ theo khoản 29 Điều 3 Luật Viễn thông 2023 quy định:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
…
29. Doanh nghiệp viễn thông là doanh nghiệp được thành lập theo pháp luật Việt Nam và được phép kinh doanh dịch vụ viễn thông theo quy định của Luật này. Doanh nghiệp viễn thông bao gồm:
a) Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng là doanh nghiệp thực hiện việc thiết lập, sở hữu mạng viễn thông công cộng và cung cấp dịch vụ viễn thông;
b) Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không có hạ tầng mạng là doanh nghiệp thực hiện việc cung cấp dịch vụ viễn thông nhưng không thiết lập, không sở hữu mạng viễn thông công cộng.
…
Căn cứ theo khoản 4 Điều 20 Luật Viễn thông 2023 quy định:
Cung cấp dịch vụ viễn thông
1. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông phải có giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông hoặc thực hiện đăng ký, thông báo cung cấp dịch vụ viễn thông, trừ trường hợp quy định tại Điều 42 của Luật này.
2. Việc cung cấp dịch vụ ứng dụng viễn thông phải theo quy định của Luật này về kết nối, quản lý tài nguyên viễn thông, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật viễn thông và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Việc cung cấp dịch vụ viễn thông cho người sử dụng dịch vụ viễn thông được thực hiện trên cơ sở hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông giữa doanh nghiệp viễn thông, đại lý dịch vụ viễn thông với người sử dụng dịch vụ viễn thông.
…
Theo đó doanh nghiệp viễn thông cung cấp dịch vụ cho người sử dụng dịch vụ viễn thông sẽ phải thực hiện đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung theo quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Doanh nghiệp viễn thông cung cấp dịch vụ cho người sử dụng dịch vụ viễn thông cần phải thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp viễn thông có được từ chối giao kết hợp đồng đối với người sử dụng dịch vụ viễn thông đã từng vi phạm hợp đồng hay không?
Doanh nghiệp viễn thông có được từ chối giao kết hợp đồng đối với người sử dụng dịch vụ viễn thông đã từng vi phạm hợp đồng hay không, căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 22 Luật Viễn thông 2023 quy định:
Từ chối cung cấp dịch vụ viễn thông
1. Doanh nghiệp viễn thông, đại lý dịch vụ viễn thông không được từ chối giao kết hợp đồng với người sử dụng dịch vụ viễn thông, trừ các trường hợp sau đây:
a) Người sử dụng dịch vụ viễn thông đã từng vi phạm hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông đã giao kết với doanh nghiệp viễn thông;
b) Việc cung cấp dịch vụ viễn thông là không khả thi về kinh tế, kỹ thuật;
c) Người sử dụng dịch vụ viễn thông đã bị doanh nghiệp viễn thông có thỏa thuận bằng văn bản với doanh nghiệp viễn thông khác về việc từ chối cung cấp dịch vụ viễn thông theo hình thức trả sau do trốn tránh nghĩa vụ thanh toán tiền sử dụng dịch vụ;
d) Có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
…
Theo đó doanh nghiệp viễn thông sẽ được từ chối giao kết hợp đồng đối với người sử dụng dịch vụ viễn thông đã từng vi phạm hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông đã giao kết với doanh nghiệp viễn thông.
Doanh nghiệp viễn thông muốn dừng hoạt động kinh doanh dịch vụ viễn thông cần phải đáp ứng những điều kiện gì?
Doanh nghiệp viễn thông muốn dừng hoạt động kinh doanh dịch vụ viễn thông cần phải đáp ứng những điều kiện gì, căn cứ theo khoản 1 Điều 23 Luật Viễn thông 2023 quy định:
Ngừng kinh doanh dịch vụ viễn thông
1. Doanh nghiệp viễn thông chỉ được ngừng kinh doanh một phần hoặc toàn bộ dịch vụ viễn thông nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Có phương án bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng dịch vụ viễn thông theo hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông đã giao kết và của các bên có liên quan;
b) Đã thông báo cho Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ngừng kinh doanh dịch vụ viễn thông.
2. Doanh nghiệp viễn thông nắm giữ phương tiện thiết yếu, doanh nghiệp viễn thông hoặc nhóm doanh nghiệp viễn thông có vị trí thống lĩnh thị trường đối với thị trường dịch vụ viễn thông Nhà nước quản lý, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông công ích chỉ được ngừng kinh doanh một phần hoặc toàn bộ các dịch vụ viễn thông trực tiếp liên quan đến phương tiện thiết yếu, dịch vụ viễn thông thống lĩnh thị trường, dịch vụ viễn thông công ích nếu đáp ứng các điều kiện sau đây và được Bộ Thông tin và Truyền thông chấp thuận bằng văn bản:
a) Có phương án bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng dịch vụ viễn thông theo hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông đã giao kết và của các bên có liên quan;
…
Theo đó doanh nghiệp viễn thông muốn dừng hạt động kinh doanh dịch vụ viễn thông cần phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
+ Có phương án bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng dịch vụ viễn thông theo hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông đã giao kết và của các bên có liên quan;
+ Đã thông báo cho Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ngừng kinh doanh dịch vụ viễn thông.