Doanh nghiệp viễn thông có quyền và nghĩa vụ gì trong quản lý giá dịch vụ viễn thông? Căn cứ định giá dịch vụ viễn thông là gì?



Doanh nghiệp viễn thông có quyền và nghĩa vụ gì trong quản lý giá dịch vụ viễn thông? Căn cứ định giá dịch vụ viễn thông là gì? Doanh nghiệp viễn thông không được tiết lộ thông tin gì của người sử dụng dịch vụ viễn thông?



Doanh nghiệp viễn thông có quyền và nghĩa vụ gì trong quản lý giá dịch vụ viễn thông?

Theo Điều 59 Luật Viễn thông 2023 quy định về quản lý giá dịch vụ viễn thông như sau:

Quản lý giá dịch vụ viễn thông

2. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm sau đây:

a) Quy định về quản lý giá dịch vụ viễn thông;

b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính ban hành quy định phương pháp định giá dịch vụ viễn thông;

c) Quyết định giá dịch vụ viễn thông đối với các dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá.

3. Doanh nghiệp viễn thông có quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Quyết định giá dịch vụ viễn thông do doanh nghiệp cung cấp, trừ dịch vụ viễn thông thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá;

b) Trình Bộ Thông tin và Truyền thông phương án giá dịch vụ viễn thông do Nhà nước định giá;

c) Thực hiện phương pháp định giá dịch vụ viễn thông và các quy định quản lý giá dịch vụ viễn thông theo quy định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông;

d) Hạch toán chi phí, xác định giá thành dịch vụ viễn thông theo đúng quy định;

đ) Thực hiện chế độ báo cáo, kế toán, kiểm toán phục vụ hoạt động quản lý giá dịch vụ viễn thông;

e) Thực hiện kê khai, niêm yết giá dịch vụ viễn thông theo quy định của pháp luật về giá;

g) Không được áp đặt, tăng hoặc hạ giá dịch vụ viễn thông gây mất ổn định thị trường, làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng dịch vụ viễn thông, doanh nghiệp viễn thông khác và của Nhà nước.

Như vậy, trong việc quản lý giá dịch vụ viễn thông, doanh nghiệp viễn thông có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

– Quyết định giá dịch vụ viễn thông do doanh nghiệp cung cấp, trừ dịch vụ viễn thông thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá;

– Trình Bộ Thông tin và Truyền thông phương án giá dịch vụ viễn thông do Nhà nước định giá;

– Thực hiện phương pháp định giá dịch vụ viễn thông và các quy định quản lý giá dịch vụ viễn thông theo quy định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông;

– Hạch toán chi phí, xác định giá thành dịch vụ viễn thông theo đúng quy định;

– Thực hiện chế độ báo cáo, kế toán, kiểm toán phục vụ hoạt động quản lý giá dịch vụ viễn thông;

– Thực hiện kê khai, niêm yết giá dịch vụ viễn thông theo quy định của pháp luật về giá;

– Không được áp đặt, tăng hoặc hạ giá dịch vụ viễn thông gây mất ổn định thị trường, làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng dịch vụ viễn thông, doanh nghiệp viễn thông khác và của Nhà nước.

Doanh nghiệp viễn thông có quyền và nghĩa vụ gì trong quản lý giá dịch vụ viễn thông? Căn cứ định giá dịch vụ viễn thông là gì?

Doanh nghiệp viễn thông có quyền và nghĩa vụ gì trong quản lý giá dịch vụ viễn thông? Căn cứ định giá dịch vụ viễn thông là gì? (hình từ internet)

Căn cứ định giá dịch vụ viễn thông là gì?

Theo Điều 58 Luật Viễn thông 2023 quy định về căn cứ định giá dịch vụ viễn thông như sau:

Căn cứ định giá dịch vụ viễn thông

Giá dịch vụ viễn thông được xác định trên cơ sở các căn cứ sau đây:

1. Yếu tố hình thành giá dịch vụ viễn thông tại thời điểm định giá;

2. Quan hệ cung – cầu của dịch vụ viễn thông.

Như vậy, căn cứ định giá dịch vụ viễn thông bao gồm:

– Yếu tố hình thành giá dịch vụ viễn thông tại thời điểm định giá;

– Quan hệ cung – cầu của dịch vụ viễn thông.

Doanh nghiệp viễn thông không được tiết lộ thông tin gì của người sử dụng dịch vụ viễn thông?

Theo quy định tại khoản 4 Điều 6 Luật Viễn thông 2023 thì doanh nghiệp viễn thông không được tiết lộ thông tin riêng liên quan đến người sử dụng dịch vụ viễn thông, bao gồm:

– Thông tin thuê bao viễn thông (tên, địa chỉ, số thuê bao viễn thông và thông tin riêng khác mà người sử dụng cung cấp khi giao kết hợp đồng với doanh nghiệp);

– Thông tin về việc sử dụng dịch vụ viễn thông (số thuê bao viễn thông gửi, số thuê bao viễn thông nhận, vị trí thiết bị đầu cuối gửi, vị trí thiết bị đầu cuối nhận, thời điểm gửi, nhận, thời lượng liên lạc, địa chỉ Internet).

Lưu ý: Doanh nghiệp viễn thông vẫn có thể tiết lộ các thông tin trên trong những trường hợp sau đây:

– Người sử dụng dịch vụ viễn thông đồng ý cung cấp thông tin theo quy định của pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân;

– Các doanh nghiệp viễn thông có thỏa thuận bằng văn bản về việc trao đổi, cung cấp thông tin thuê bao viễn thông, thông tin về việc sử dụng dịch vụ viễn thông của người sử dụng dịch vụ để phục vụ cho việc tính giá, lập hóa đơn;

– Doanh nghiệp viễn thông cung cấp thông tin thuê bao viễn thông có hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ thanh toán tiền sử dụng dịch vụ viễn thông theo quy định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông;

– Khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.