Doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa có trách nhiệm kê khai giá lần đầu và kê khai lại giá sau khi quyết định giá không?



Doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa có trách nhiệm kê khai giá lần đầu và kê khai lại giá sau khi quyết định giá hay không? Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có được tổ chức phân công tiếp nhận kê khai giá không?



Doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa có trách nhiệm kê khai giá lần đầu và kê khai lại giá sau khi quyết định giá không?

Doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa có trách nhiệm kê khai giá lần đầu và kê khai lại giá sau khi quyết định giá không, căn cứ theo khoản 6 Điều 28 Luật Giá 2023 quy định:

Kê khai giá

1. Giá kê khai là mức giá hàng hóa, dịch vụ do tổ chức kinh doanh hàng hóa, dịch vụ tự quyết định và được thông báo đến cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận kê khai.

5. Việc xây dựng, thông báo danh sách tổ chức kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thực hiện kê khai giá được quy định như sau:

a) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ có thẩm quyền tiếp nhận kê khai rà soát, ban hành danh sách tổ chức kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thực hiện kê khai giá tại Bộ, cơ quan ngang Bộ;

b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức rà soát, ban hành danh sách tổ chức kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thực hiện kê khai giá tại địa phương và không thuộc danh sách kê khai giá của các Bộ, cơ quan ngang Bộ đã ban hành.

6. Tổ chức kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng kê khai giá tự quyết định giá hàng hóa, dịch vụ, có trách nhiệm kê khai giá lần đầu và kê khai lại giá sau khi quyết định giá theo quy định và chịu trách nhiệm về mức giá, nội dung kê khai giá của mình.

7. Cơ quan tiếp nhận kê khai có trách nhiệm tổ chức việc cập nhật thông tin giá kê khai vào cơ sở dữ liệu về giá; được sử dụng mức giá kê khai trong công tác tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường theo quy định.

8. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Theo đó, giá khai là mức giá hàng hóa, dịch vụ do tổ chức kinh doanh hàng hóa, dịch vụ tự quyết định và được thông báo đến cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận kê khai.

Như vậy doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa thuộc đối tượng kê khai giá tự quyết định giá hàng hóa phải có trách nhiệm kê khai giá lần đầu và kê khai lại giá sau khi quyết định giá theo quy định và phải chịu trách nhiệm về mức giá, nội dung kê khai giá của mình.

Doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa có trách nhiệm kê khai giá lần đầu và kê khai lại giá sau khi quyết định giá không?

Doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa có trách nhiệm kê khai giá lần đầu và kê khai lại giá sau khi quyết định giá không? (Hình từ Internet)

Doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa có nghĩa vụ kê khai giá hàng hóa hay không?

Doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa có nghĩa vụ kê khai giá hàng hóa hay không, căn cứ theo khoản 3 Điều 9 Luật Giá 2023 quy định:

Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ

1. Lập phương án giá hoặc báo cáo đánh giá chi tiết về các yếu tố hình thành giá hàng hóa, dịch vụ hoặc cung cấp kịp thời, chính xác, đầy đủ số liệu, tài liệu có liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phục vụ việc định giá hoặc triển khai, áp dụng các biện pháp quản lý, điều tiết giá khác theo quy định của Luật này.

2. Chấp hành văn bản định giá, biện pháp bình ổn giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3. Kê khai giá hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật.

4. Niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật.

5. Giảm giá hàng hóa, dịch vụ do mình sản xuất, kinh doanh phù hợp với các chính sách miễn, giảm thuế, phí nhằm hỗ trợ người tiêu dùng.

6. Công khai thông tin về giá hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật.

7. Giải quyết kịp thời các khiếu nại về giá hàng hóa, dịch vụ do mình sản xuất, kinh doanh; bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật về giá theo quy định của pháp luật.

Như vậy, doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa sẽ phải có nghĩa vụ kê khai giá hàng hóa theo quy định của pháp luật.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có được tổ chức phân công tiếp nhận kê khai giá không?

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có được tổ chức phân công tiếp nhận kê khai giá không, căn cứ theo khoản 5 Điều 16 Luật Giá 2023 quy định:

Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

2. Ban hành theo thẩm quyền, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về giá thuộc phạm vi quản lý; phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về giá.

3. Tổ chức thực hiện bình ổn giá trên địa bàn tỉnh theo quy định của Luật này; phối hợp với các địa phương khác trong việc triển khai bình ổn giá.

4. Định giá hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền theo quy định tại Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá.

5. Tổ chức phân công, phân cấp việc tiếp nhận kê khai giá trên địa bàn tỉnh; tổ chức triển khai hoạt động tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường, thực hiện cập nhật thông tin, dữ liệu về giá vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về giá; quyết định việc xây dựng, vận hành cơ sở dữ liệu về giá tại địa phương và kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về giá theo quy định của Chính phủ.

Như vậy Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ có nhiệm vụ tổ chức phân công tiếp nhận kê khai giá trên địa bản tỉnh.

Ngoài ra Ủy ban nhân dân cấp tỉnh còn tổ chức triển khai hoạt động tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường, thực hiện cập nhật thông tin, dữ liệu về giá vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về giá;

Quyết định việc xây dựng, vận hành cơ sở dữ liệu về giá tại địa phương và kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về giá theo quy định của Chính phủ.