Dịch vụ viễn thông cơ bản trên Internet là gì? Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông cơ bản trên Internet có quyền gì?



Dịch vụ viễn thông cơ bản trên Internet là gì? Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông cơ bản trên Internet có quyền gì? Doanh nghiệp viễn thông từ chối cung cấp dịch vụ viễn thông trong trường hợp nào?




Dịch vụ viễn thông cơ bản trên Internet là gì?

Theo khoản 8 Điều 3 Luật Viễn Thông 2023 quy định như sau:

Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

8. Dịch vụ viễn thông cơ bản trên Internet là dịch vụ viễn thông cung cấp tính năng chính là gửi, truyền, nhận thông tin giữa hai người hoặc một nhóm người sử dụng dịch vụ viễn thông trên Internet.

Theo quy định trên, dịch vụ viễn thông cơ bản trên Internet là dịch vụ viễn thông cung cấp tính năng chính là gửi, truyền, nhận thông tin giữa hai người hoặc một nhóm người sử dụng dịch vụ viễn thông trên Internet.

Dịch vụ viễn thông cơ bản trên Internet là gì? Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông cơ bản trên Internet có quyền gì?

Dịch vụ viễn thông cơ bản trên Internet là gì? Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông cơ bản trên Internet có quyền gì? (Hình từ internet)

Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông cơ bản trên Internet có quyền gì?

Theo Điều 28 Luật Viễn thông 2023 quy định như sau:

Cung cấp dịch vụ viễn thông cơ bản trên Internet

1. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông cơ bản trên Internet có các quyền sau đây:

a) Đầu tư kinh doanh dịch vụ viễn thông cơ bản trên Internet không giới hạn tỷ lệ sở hữu cổ phần, phần vốn góp hoặc tỷ lệ đóng góp của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh;

b) Các quyền quy định tại các điểm a, b, đ, e và g khoản 1 Điều 13, khoản 3 Điều 40, khoản 2 Điều 62 của Luật này.

Như vậy, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông cơ bản trên Internet có các quyền sau đây:

– Đầu tư kinh doanh dịch vụ viễn thông cơ bản trên Internet không giới hạn tỷ lệ sở hữu cổ phần, phần vốn góp hoặc tỷ lệ đóng góp của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh;

– Xây dựng, lắp đặt, sở hữu hệ thống thiết bị viễn thông và đường truyền dẫn trong phạm vi cơ sở và điểm phục vụ công cộng của mình để cung cấp dịch vụ viễn thông cho người sử dụng dịch vụ viễn thông;

– Thuê đường truyền dẫn để kết nối hệ thống thiết bị viễn thông, các cơ sở, điểm phục vụ công cộng của mình với nhau và với mạng viễn thông công cộng của doanh nghiệp viễn thông khác

– Được phân bổ tài nguyên viễn thông theo quy định của Luật này về quản lý tài nguyên viễn thông;

– Nghiên cứu phát triển, triển khai thử nghiệm công nghệ mới, mô hình mới trong hoạt động viễn thông;

– Quyền khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan

– Quyền về thu hồi giấy phép viễn thông, buộc chấm dứt hoạt động cung cấp dịch vụ viễn thông theo khoản 3 Điều 40 Luật Viễn thông 2023

– Doanh nghiệp viễn thông không phải bồi thường thiệt hại gián tiếp hoặc nguồn lợi không thu được do cung cấp dịch vụ viễn thông không bảo đảm thời gian và chất lượng.

Doanh nghiệp viễn thông từ chối cung cấp dịch vụ viễn thông trong trường hợp nào?

Theo Điều 22 Luật Viễn thông 2023 quy định như sau:

Từ chối cung cấp dịch vụ viễn thông

1. Doanh nghiệp viễn thông, đại lý dịch vụ viễn thông không được từ chối giao kết hợp đồng với người sử dụng dịch vụ viễn thông, trừ các trường hợp sau đây:

a) Người sử dụng dịch vụ viễn thông đã từng vi phạm hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông đã giao kết với doanh nghiệp viễn thông;

b) Việc cung cấp dịch vụ viễn thông là không khả thi về kinh tế, kỹ thuật;

c) Người sử dụng dịch vụ viễn thông đã bị doanh nghiệp viễn thông có thỏa thuận bằng văn bản với doanh nghiệp viễn thông khác về việc từ chối cung cấp dịch vụ viễn thông theo hình thức trả sau do trốn tránh nghĩa vụ thanh toán tiền sử dụng dịch vụ;

d) Có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

2. Doanh nghiệp viễn thông không được đơn phương chấm dứt hợp đồng với người sử dụng dịch vụ viễn thông, trừ các trường hợp sau đây:

a) Người sử dụng dịch vụ viễn thông vi phạm hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông đã giao kết;

b) Thuê bao viễn thông vi phạm pháp luật về viễn thông. Chính phủ quy định chi tiết Điểm này;

c) Có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Theo quy định trên, doanh nghiệp viễn thông từ chối cung cấp dịch vụ viễn thông trong trường hợp sau:

– Người sử dụng dịch vụ viễn thông đã từng vi phạm hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông đã giao kết với doanh nghiệp viễn thông;

– Việc cung cấp dịch vụ viễn thông là không khả thi về kinh tế, kỹ thuật;

– Người sử dụng dịch vụ viễn thông đã bị doanh nghiệp viễn thông có thỏa thuận bằng văn bản với doanh nghiệp viễn thông khác về việc từ chối cung cấp dịch vụ viễn thông theo hình thức trả sau do trốn tránh nghĩa vụ thanh toán tiền sử dụng dịch vụ;

– Có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.