Đăng ký cung cấp dịch vụ viễn thông là gì?
Đăng ký cung cấp dịch vụ viễn thông được quy định tại khoản 1 Điều 41 Luật Viễn thông 2023 như sau:
Đăng ký, thông báo cung cấp dịch vụ viễn thông
1. Đăng ký cung cấp dịch vụ viễn thông là việc doanh nghiệp phải thực hiện kê khai thông tin về doanh nghiệp, loại hình dịch vụ viễn thông cung cấp và việc đáp ứng các điều kiện cung cấp dịch vụ viễn thông theo quy định của Chính phủ.
2. Thông báo cung cấp dịch vụ viễn thông là việc doanh nghiệp thực hiện kê khai thông tin về doanh nghiệp, loại hình dịch vụ viễn thông cung cấp, các thông tin liên quan đến chất lượng dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.
3. Chính phủ quy định chi tiết danh mục dịch vụ viễn thông áp dụng hình thức đăng ký, thông báo cung cấp dịch vụ viễn thông; điều kiện cung cấp dịch vụ viễn thông đối với hình thức đăng ký; thủ tục đăng ký, thông báo cung cấp dịch vụ viễn thông.
Theo đó, đăng ký cung cấp dịch vụ viễn thông là việc doanh nghiệp phải thực hiện kê khai thông tin về doanh nghiệp, loại hình dịch vụ viễn thông cung cấp và việc đáp ứng các điều kiện cung cấp dịch vụ viễn thông theo quy định của Chính phủ.
Đăng ký cung cấp dịch vụ viễn thông là gì? (Hình từ Internet)
Tổ chức, cá nhân hoạt động viễn thông được miễn đăng ký cung cấp dịch vụ viễn thông khi nào?
Tổ chức, cá nhân hoạt động viễn thông được miễn giấy phép viễn thông trong trường hợp theo Điều 42 Luật Viễn thông 2023 như sau:
Miễn giấy phép viễn thông, đăng ký, thông báo cung cấp dịch vụ viễn thông
Tổ chức, cá nhân hoạt động viễn thông được miễn giấy phép viễn thông, đăng ký, thông báo cung cấp dịch vụ viễn thông trong các trường hợp sau đây:
1. Kinh doanh hàng hóa viễn thông;
2. Cung cấp dịch vụ viễn thông dưới hình thức đại lý dịch vụ viễn thông;
3. Thuê đường truyền dẫn để cung cấp dịch vụ ứng dụng viễn thông;
4. Mạng viễn thông dùng riêng mà các thành viên mạng trực thuộc cùng một tổ chức và không tự thiết lập đường truyền dẫn viễn thông.
Theo đó, tổ chức, cá nhân hoạt động viễn thông được miễn đăng ký cung cấp dịch vụ viễn thông trong các trường hợp sau đây:
– Kinh doanh hàng hóa viễn thông;
– Cung cấp dịch vụ viễn thông dưới hình thức đại lý dịch vụ viễn thông;
– Thuê đường truyền dẫn để cung cấp dịch vụ ứng dụng viễn thông;
– Mạng viễn thông dùng riêng mà các thành viên mạng trực thuộc cùng một tổ chức và không tự thiết lập đường truyền dẫn viễn thông.
Lưu ý:
Doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 36 Luật Viễn thông 2023 để được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông, cụ thể như sau:
(1) Giấy phép viễn thông quy định tại điểm a khoản 1 Điều 35 Luật Viễn thông 2023 được cấp cho doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
– Có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
– Có vốn điều lệ tối thiểu theo quy định của Chính phủ;
– Không đang trong quá trình giải thể, phá sản theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Có phương án kỹ thuật, phương án kinh doanh phù hợp với quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông, các quy định của Luật này về tài nguyên viễn thông, kết nối, giá dịch vụ, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng dịch vụ viễn thông, bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng dịch vụ viễn thông và quy định khác của pháp luật có liên quan;
– Bảo đảm cam kết triển khai mạng viễn thông đối với băng tần, kênh tần số vô tuyến điện được cấp theo hình thức đấu giá, thi tuyển hoặc đối với băng tần được cấp lại;
– Trúng đấu giá, trúng thi tuyển quyền sử dụng tần số vô tuyến điện hoặc đủ điều kiện được cấp lại giấy phép sử dụng băng tần.
(2) Giấy phép viễn thông quy định tại điểm a khoản 2 Điều 35 Luật Viễn thông 2023 được cấp cho doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
– Các điều kiện quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 36 Luật Viễn thông 2023;
– Điều kiện về triển khai mạng viễn thông theo quy định của Chính phủ.
(3) Giấy phép viễn thông quy định tại điểm b khoản 2 Điều 35 Luật Viễn thông 2023 được cấp cho doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện quy định tại các điểm a, c và d khoản 1 Điều 36 Luật Viễn thông 2023.
Cơ sở xác định phí quyền hoạt động viễn thông là gì?
Cơ sở xác định phí quyền hoạt động viễn thông được quy định tại khoản 1 Điều 43 Luật Viễn thông 2023 quy định như sau:
Phí quyền hoạt động viễn thông
1. Phí quyền hoạt động viễn thông là khoản tiền mà tổ chức, doanh nghiệp hoạt động viễn thông trả cho Nhà nước để được quyền thiết lập mạng, cung cấp dịch vụ viễn thông. Phí quyền hoạt động viễn thông được xác định trên cơ sở phạm vi, quy mô mạng viễn thông, doanh thu dịch vụ viễn thông; số lượng và giá trị tài nguyên viễn thông được phân bổ; mức sử dụng không gian, mặt đất, lòng đất, đáy sông, đáy biển để thiết lập mạng viễn thông, xây dựng công trình viễn thông.
2. Tổ chức, doanh nghiệp có trách nhiệm nộp phí quyền hoạt động viễn thông theo một trong các hình thức sau đây:
a) Nộp hằng năm theo mức cố định;
b) Nộp một lần theo mức cố định cho toàn bộ thời hạn của giấy phép viễn thông.
Theo đó, phí quyền hoạt động viễn thông được xác định trên cơ sở phạm vi, quy mô mạng viễn thông, doanh thu dịch vụ viễn thông; số lượng và giá trị tài nguyên viễn thông được phân bổ; mức sử dụng không gian, mặt đất, lòng đất, đáy sông, đáy biển để thiết lập mạng viễn thông, xây dựng công trình viễn thông.
Lưu ý:
– Phí quyền hoạt động viễn thông là khoản tiền mà tổ chức, doanh nghiệp hoạt động viễn thông trả cho Nhà nước để được quyền thiết lập mạng, cung cấp dịch vụ viễn thông.
– Tổ chức, doanh nghiệp có trách nhiệm nộp phí quyền hoạt động viễn thông theo một trong các hình thức sau đây:
+ Nộp hằng năm theo mức cố định;
+ Nộp một lần theo mức cố định cho toàn bộ thời hạn của giấy phép viễn thông.