Đài Truyền hình Việt Nam được khấu trừ toàn bộ thuế giá trị gia tăng đối với những loại tài sản nào?

Cho tôi hỏi: Tài sản của Đài Truyền hình Việt Nam bao gồm những tài sản nào? Đài Truyền hình Việt Nam được khấu trừ toàn bộ thuế giá trị gia tăng đối với những loại tài sản nào? Câu hỏi của chị H từ Vĩnh Long.

Tài sản của Đài Truyền hình Việt Nam bao gồm những tài sản nào?

Tài sản của Đài Truyền hình Việt Nam được quy định tại tiểu mục 3 Mục A Phần II Thông tư 09/2009/TT-BTC như sau:

NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
A. QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN, TÀI SẢN
3. Quản lý và sử dụng tài sản
3.1) Tài sản cố định – đầu tư tài sản cố định
– Tài sản của Đài THVN bao gồm: Tài sản cố định hữu hình, vô hình (bao gồm giá trị quyền sử dụng đất Nhà nước giao cho Đài THVN); tài sản của các đơn vị hạch toán phụ thuộc; Các tài sản cố định và các khoản đầu tư dài hạn và đầu tư ngắn hạn của Đài, đầu tư vào các doanh nghiệp trực thuộc Đài THVN hạch toán độc lập, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên hoặc hai thành viên do Đài THVN làm chủ sở hữu, các khoản đầu tư dài hạn, các khoản đầu tư ngắn hạn do các đơn vị hạch toán phụ thuộc Đài THVN trực tiếp đầu tư. Đài THVN có trách nhiệm quản lý và sử dụng tài sản có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn theo quy định của pháp Luật hiện hành.
– Thẩm quyền quyết định dự án đầu tư, xây dựng thực hiện theo quy định dưới đây:
+ Đối với các dự án thuộc Đài THVN, thẩm quyền quyết định dự án đầu tư, xây dựng từ nhóm B trở xuống do Tổng Giám đốc Đài THVN quyết định phê duyệt dự án .

Như vậy, theo quy định, tài sản của Đài Truyền hình Việt Nam bao gồm:

– Tài sản cố định hữu hình, vô hình (bao gồm giá trị quyền sử dụng đất Nhà nước giao cho Đài THVN);

– Tài sản của các đơn vị hạch toán phụ thuộc;

– Các tài sản cố định và các khoản đầu tư dài hạn và đầu tư ngắn hạn của Đài, đầu tư vào các doanh nghiệp trực thuộc Đài THVN hạch toán độc lập, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên hoặc hai thành viên do Đài THVN làm chủ sở hữu, các khoản đầu tư dài hạn, các khoản đầu tư ngắn hạn do các đơn vị hạch toán phụ thuộc Đài THVN trực tiếp đầu tư.

Đài Truyền hình Việt Nam được khấu trừ toàn bộ thuế giá trị gia tăng đối với những loại tài sản nào?

Việc khấu trừ toàn bộ thuế giá trị gia tăng đối với Đài Truyền hình Việt Nam được quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 55/2010/TT-BTC như sau:

Kê khai, khấu trừ, nộp thuế GTGT, thuế TNDN của VTV.
1. Kê khai, khấu trừ, nộp thuế, hoàn thuế GTGT
1.1. VTV và các đơn vị hạch toán phụ thuộc VTV tại Hà Nội thực hiện kê khai, nộp thuế, hoàn thuế GTGT tập trung tại Hà Nội.
Các đơn vị hạch toán phụ thuộc VTV tại các tỉnh, thành phố khác kê khai, nộp thuế, hoàn thuế GTGT tại các địa phương nơi đóng trụ sở.
1.2. Khấu trừ, hoàn thuế GTGT
a) VTV và các đơn vị hạch toán phụ thuộc thực hiện khấu trừ, hoàn thuế GTGT theo quy định tại Luật Thuế GTGT, Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể:
– Khấu trừ toàn bộ thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT (bao gồm cả thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ sử dụng cho nhiệm vụ sản xuất, truyền dẫn, phát sóng chương trình truyền hình và các hoạt động dịch vụ khác không sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước).
– Khấu trừ toàn bộ thuế GTGT của tài sản cố định sử dụng đồng thời cho hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT, nhiệm vụ sản xuất, truyền dẫn, phát sóng chương trình truyền hình và các hoạt động dịch vụ khác.

Như vậy, theo quy định, Đài Truyền hình Việt Nam được khấu trừ toàn bộ thuế giá trị gia tăng đối với:

– Khấu trừ toàn bộ thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hoá, dịch vụ sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng (bao gồm cả thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hoá, dịch vụ sử dụng cho nhiệm vụ sản xuất, truyền dẫn, phát sóng chương trình truyền hình và các hoạt động dịch vụ khác không sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước).

– Khấu trừ toàn bộ thuế giá trị gia tăng của tài sản cố định sử dụng đồng thời cho hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng, nhiệm vụ sản xuất, truyền dẫn, phát sóng chương trình truyền hình và các hoạt động dịch vụ khác.

Đài Truyền hình Việt Nam không được kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đối với những hàng hoá, dịch vụ nào?

Những hàng hoá, dịch vụ không được kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng được quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 55/2010/TT-BTC như sau:

Kê khai, khấu trừ, nộp thuế GTGT, thuế TNDN của VTV.
1. Kê khai, khấu trừ, nộp thuế, hoàn thuế GTGT
1.2. Khấu trừ, hoàn thuế GTGT
b) VTV và các đơn vị hạch toán phụ thuộc không được kê khai, khấu trừ thuế GTGT đối với hàng hoá, dịch vụ mua vào phục vụ cho các nội dung được ngân sách nhà nước cấp phát kinh phí theo dự toán được giao, cụ thể:
+ Chi đầu tư xây dựng cơ bản (các dự án nhóm A);
+ Chi chương trình mục tiêu quốc gia;
+ Chi nghiên cứu khoa học các đề tài thuộc chương trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nước;
+ Chi đào tạo theo chương trình, kế hoạch nhà nước.
2. Kê khai, nộp thuế TNDN
2.1. VTV đăng ký kê khai và nộp thuế TNDN tại nơi có trụ sở chính tại Hà Nội.
2.2. VTV có các đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc thì các đơn vị trực thuộc không phải nộp hồ sơ khai thuế TNDN. VTV có trách nhiệm khai thuế, nộp thuế TNDN tập trung tại trụ sở chính cả phần phát sinh của các đơn vị hạch toán phụ thuộc tại Hà Nội và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với trụ sở chính.
2.3. VTV thực hiện khai thuế TNDN tạm tính theo quý và quyết toán thuế theo năm theo quy định.
2.4. Doanh thu chịu thuế TNDN là toàn bộ các khoản thu phát sinh từ các hoạt động nghiệp vụ, hoạt động quảng cáo và các dịch vụ khác của VTV và các đơn vị hạch toán phụ thuộc VTV (không bao gồm thuế GTGT) quy định tại điểm 1 mục B phần II Thông tư số 09/2009/TT-BTC ngày 21/01/2009 của Bộ Tài chính.

Như vậy, theo quy định, Đài Truyền hình Việt Nam không được kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đối với những hàng hoá, dịch vụ mua vào phục vụ cho các nội dung được ngân sách nhà nước cấp phát kinh phí theo dự toán được giao, cụ thể:

– Chi đầu tư xây dựng cơ bản (các dự án nhóm A);

– Chi chương trình mục tiêu quốc gia;

– Chi nghiên cứu khoa học các đề tài thuộc chương trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nước;

– Chi đào tạo theo chương trình, kế hoạch nhà nước.