Đã có Quyết định 1448/QĐ-KTNN 2024 về sử dụng phần mềm Quản lý hồ sơ kiểm toán điện tử? Tải toàn văn Quyết định 1448 ở đâu?

Đã có Quyết định 1448/QĐ-KTNN 2024 về sử dụng phần mềm Quản lý hồ sơ kiểm toán điện tử? Tải toàn văn Quyết định 1448 ở đâu?

Ngày 07/8/2024, Tổng Kiểm toán Nhà nước ban hành Quyết định 1448/QĐ-KTNN năm 2024 về Quy chế quản lý, khai thác và sử dụng phần mềm Quản lý hồ sơ kiểm toán điện tử của Kiểm toán Nhà nước.

Quyết định 1448/QĐ-KTNN năm 2024 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 7/8/2024 và thay thế Quyết định 1320/QĐ-KTNN năm 2019.

Ban hành kèm theo Quyết định 1448/QĐ-KTNN năm 2024 Quy chế quản lý, khai thác và sử dụng phần mềm Quản lý hồ sơ kiểm toán điện tử.

Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1448/QĐ-KTNN năm 2024 quy định trách nhiệm, quyền hạn của các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước trong việc quản lý, khai thác và sử dụng phần mềm Quản lý hồ sơ kiểm toán điện tử của Kiểm toán nhà nước.

Áp dụng với các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức (gọi tắt là công chức) của các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước trong việc quản lý, khai thác, sử dụng phần mềm Quản lý hồ sơ kiểm toán điện tử của Kiểm toán nhà nước.

Khi các văn bản được dẫn chiếu tại Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1448/QĐ-KTNN năm 2024 được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản khác thì áp dụng theo các văn bản sửa đổi bổ sung, thay thế.

 Quyết định 1448/QĐ-KTNN năm 2024

 Mẫu đề nghị khai thác hồ sơ kiểm toán điện tử quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định 1448/QĐ-KTNN năm 2024.

Quyết định 1448 ở đâu? (Hình từ Internet)

Các hành vi bị cấm trong quản lý, khai thác và sử dụng phần mềm Quản lý hồ sơ kiểm toán điện tử là gì?

Căn cứ theo Điều 3 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1448/QĐ-KTNN năm 2024 quy định về các hành vi bị cấm trong quản lý, khai thác và sử dụng phần mềm Quản lý hồ sơ kiểm toán điện tử như sau:

Việc áp dụng và xử lý các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý, khai thác và sử dụng phần mềm theo các quy định của Luật Công nghệ thông tin 2006, Luật An toàn thông tin mạng 2015 và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan của Nhà nước và một số hành vi sau:

– Phá hoại hệ thống cơ sở hạ tầng thông tin hoặc cản trở quá trình vận hành, duy trì ổn định, liên tục của phần mềm.

– Truy cập bất hợp pháp, thay đổi dữ liệu không đúng thẩm quyền làm sai lệch hoặc phá hủy dữ liệu trên phần mềm.

– Tự ý xóa bỏ, tháo gỡ, thay đổi thông số thiết lập của phần mềm gây xung đột tài nguyên, ảnh hưởng đến việc vận hành các phần mềm và cơ sở dữ liệu khác được cài đặt trong hệ thống mạng của Kiểm toán nhà nước.

– Sử dụng, lợi dụng phần mềm, dữ liệu của phần mềm vào các mục đích không thuộc phạm vi, chức năng, nhiệm vụ được phân công; cung cấp, mua bán, phát tán thông tin trái với quy định của Kiểm toán nhà nước và pháp luật hiện hành.

– Tiết lộ tài khoản, các quy tắc sử dụng, danh sách người sử dụng, sơ đồ tổ chức hệ thống, thông tin dữ liệu của phần mềm cho các tổ chức, cá nhân không có thẩm quyền.

Nguyên tắc quản lý, vận hành và sử dụng phần mềm Quản lý hồ sơ kiểm toán điện tử thế nào?

Căn cứ theo Điều 4 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1448/QĐ-KTNN năm 2024 quy định nguyên tắc quản lý, vận hành và sử dụng phần mềm như sau:

– Hoạt động cài đặt, quản lý, vận hành và sử dụng phần mềm phải đảm bảo tuân thủ các quy định của Luật Công nghệ thông tin 2006, Luật An toàn thông tin mạng 2015, quy định của Kiểm toán nhà nước và quy định pháp luật liên quan.

– Phần mềm được quản lý tập trung, thống nhất tại Trung tâm dữ liệu Kiểm toán nhà nước, vận hành thông qua hệ thống mạng Internet, đảm bảo hoạt động liên tục, ổn định, an toàn và bảo mật thông tin.

– Phần mềm được quản lý, vận hành đảm bảo nguyên tắc đề cao trách nhiệm công chức của Kiểm toán nhà nước và các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc quản lý, khai thác và sử dụng phần mềm, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của phần mềm.

– Bảo đảm hệ thống cơ sở hạ tầng thông tin, các thiết bị có liên quan và môi trường cho việc cài đặt, vận hành phần mềm.

– Phần mềm phải lưu lại lịch sử truy cập phần mềm (log) để phục vụ công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của phần mềm.

Tiêu chuẩn dữ liệu thông tin đầu vào của cơ sở dữ liệu tài liệu điện tử được quy định ra sao?

Căn cứ theo Điều 9 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1448/QĐ-KTNN năm 2024 quy định tiêu chuẩn dữ liệu thông tin đầu vào của cơ sở dữ liệu tài liệu điện tử như sau:

Tài liệu được số hóa phải tuân thủ theo quy định về tiêu chuẩn dữ liệu thông tin đầu vào theo Thông tư 02/2019/TT-BNV ngày 24/01/2019 của Bộ Nội vụ quy định tiêu chuẩn dữ liệu thông tin đầu vào và yêu cầu bảo quản tài liệu lưu trữ điện tử, cụ thể:

(1) Tài liệu lưu trữ điện tử được số hóa từ tài liệu lưu trữ nền giấy

(i) Định dạng Portable Document Format (.pdf), phiên bản 1.4 trở lên;

(ii) Chế độ ảnh màu;

(iii) Độ phân giải tối thiểu: 200 dpi;

(iv) Tỷ lệ số hóa: 100%;

(v) Hình thức chữ ký số của đơn vị quản lý tài liệu lưu trữ:

– Vị trí: góc trên, bên phải, trang đầu tài liệu;

– Hình ảnh: dấu của cơ quan, tổ chức, màu đỏ, kích thước bằng kích thước thực tế của dấu, định dạng Portable Network Graphics (.png);

– Thông tin: tên cơ quan, tổ chức, thời gian ký (ngày, tháng, năm; giờ, phút, giây; múi giờ Việt Nam theo Tiêu chuẩn ISO 8601).

(vi) Tên file: là mã tài liệu được cấp bởi phần mềm.

(2) Tài liệu ảnh

(i) Định dạng: JPEG;

(ii) Độ phân giải tối thiểu: 200 dpi.

(3) Tài liệu phim ảnh

(i) Định dạng: MPEG-4, .avi, .wmv;

(ii) Bit rate tối thiểu: 1500 kbps.

(4) Tài liệu âm thanh

(i) Định dạng: MP3, .wma;

(ii) Bit rate tối thiểu: 128 kbps.