Công ty quản lý quỹ bị thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán thì Chi nhánh trong nước có bị thu hồi quyết định thành lập không?

Tôi có thắc mắc cần giải đáp như sau: Chi nhánh trong nước của công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán có bị thu hồi quyết định thành lập khi công ty quản lý quỹ bị thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán không? Câu hỏi của anh V (Hà Nội).

Chi nhánh trong nước của công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán có bị thu hồi quyết định thành lập khi công ty bị thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 99/2020/TT-BTC có quy định về Chi nhánh như sau:

Chi nhánh

1. Tên chi nhánh trong nước của công ty quản lý quỹ phải bao gồm tên công ty quản lý quỹ kèm theo cụm từ “chi nhánh” và tuân thủ quy định về tên chi nhánh theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.

2. Chi nhánh trong nước của công ty quản lý quỹ bị thu hồi quyết định thành lập trong các trường hợp sau:

a) Công ty quản lý quỹ bị giải thể, phá sản hoặc bị thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán;

b) Hồ sơ đề nghị chấp thuận thành lập chi nhánh có thông tin sai sự thật;

c) Hoạt động sai mục đích, không đúng với nội dung quyết định thành lập chi nhánh;

d) Không đáp ứng các điều kiện về trụ sở, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động kinh doanh chứng khoán được cấp phép sau thời hạn khắc phục tối đa là 03 tháng kể từ ngày không đáp ứng các điều kiện;

đ) Không hoạt động trong vòng 03 tháng kể từ ngày được cấp quyết định thành lập chi nhánh.

Theo quy định nêu trên, Chi nhánh trong nước của công ty quản lý quỹ bị thu hồi quyết định thành lập trong các trường hợp sau đây:

– Công ty quản lý quỹ bị giải thể, phá sản hoặc bị thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán;

– Hồ sơ đề nghị chấp thuận thành lập chi nhánh có thông tin sai sự thật;

– Hoạt động sai mục đích, không đúng với nội dung quyết định thành lập chi nhánh;

– Không đáp ứng các điều kiện về trụ sở, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động kinh doanh chứng khoán được cấp phép sau thời hạn khắc phục tối đa là 03 tháng kể từ ngày không đáp ứng các điều kiện;

– Không hoạt động trong vòng 03 tháng kể từ ngày được cấp quyết định thành lập chi nhánh.

Như vậy, trong trường hợp công ty quản lý quỹ bị thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán dẫn đến chi nhánh trong nước của công ty quản lý quỹ cũng bị thu hồi quyết định thành lập theo quy định pháp luật.

Văn phòng đại diện trong nước của công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán bị thu hồi quyết định thành lập khi nào?

Tại khoản 2 Điều 8 Thông tư 99/2020/TT-BTC quy định Văn phòng đại diện như sau:

Văn phòng đại diện

2. Văn phòng đại diện trong nước của công ty quản lý quỹ bị thu hồi quyết định thành lập trong các trường hợp sau đây:

a) Công ty quản lý quỹ bị giải thể, phá sản hoặc bị thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán;

b) Hồ sơ đề nghị chấp thuận thành lập văn phòng đại diện có thông tin sai sự thật;

c) Hoạt động sai mục đích, không đúng với nội dung quyết định thành lập văn phòng đại diện.

Như vậy, Văn phòng đại diện trong nước của công ty quản lý quỹ bị thu hồi quyết định thành lập khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Công ty quản lý quỹ bị giải thể, phá sản hoặc bị thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán;

– Hồ sơ đề nghị chấp thuận thành lập văn phòng đại diện có thông tin sai sự thật;

– Hoạt động sai mục đích, không đúng với nội dung quyết định thành lập văn phòng đại diện.

Công ty quản lý quỹ phải bảo đảm luôn có tối thiểu mấy nhân viên có chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ trong quá trình hoạt động?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 99/2020/TT-BTC có quy định Ban điều hành, nhân viên của công ty quản lý quỹ như sau:

Ban điều hành, nhân viên của công ty quản lý quỹ

2. Ngoài Tổng giám đốc (Giám đốc), các Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc), công ty quản lý quỹ phải bảo đảm luôn có tối thiểu 05 nhân viên có chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ trong quá trình hoạt động.

3. Công ty quản lý quỹ phải bố trí người có chứng chỉ hành nghề chứng khoán tại các vị trí sau:

a) Người điều hành quỹ; trưởng, phó trưởng các bộ phận nghiệp vụ về phân tích đầu tư, thẩm định đầu tư, quyết định đầu tư; nhân viên trực tiếp thực hiện phân tích đầu tư, thẩm định đầu tư, quyết định đầu tư phải có chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ;

b) Trưởng, phó trưởng bộ phận tư vấn đầu tư chứng khoán, nhân viên trực tiếp tư vấn đầu tư chứng khoán; trưởng, phó trưởng bộ phận thực hiện đầu tư, nhân viên trực tiếp thực hiện đầu tư cho khách hàng ủy thác phải có chứng chỉ hành nghề chứng khoán phù hợp.

Như vậy, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán phải bảo đảm luôn có tối thiểu 05 nhân viên có chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ trong quá trình hoạt động theo quy định nêu trên.