Công thức tính Lợi nhuận hoặc lỗ phân bổ cho cổ phiếu phổ thông? Mẫu Bảng tính lợi nhuận hoặc lỗ phân bổ cho cổ phiếu phổ thông?

Công thức tính Lợi nhuận hoặc lỗ phân bổ cho cổ phiếu phổ thông? Mẫu Bảng tính lợi nhuận hoặc lỗ phân bổ cho cổ phiếu phổ thông?

Công thức tính Lợi nhuận hoặc lỗ phân bổ cho cổ phiếu phổ thông? Mẫu Bảng tính lợi nhuận hoặc lỗ phân bổ cho cổ phiếu phổ thông là mẫu nào theo quy định của pháp luật hiện hành? Hiểu như thế nào về cổ phiếu phổ thông?

Hiểu như thế nào về cổ phiếu phổ thông?

Căn cứ tại Mục 04 Chuẩn mực kế toán số 30 ban hành và công bố theo Quyết định 100/2005/QĐ-BTC thì:

Cổ phiếu phổ thông là công cụ vốn mang lại cho người sở hữu quyền lợi tài chính sau tất cả các công cụ vốn khác.

Ngoài ra, theo quy định Mục 05 Chuẩn mực kế toán số 30 ban hành và công bố theo Quyết định 100/2005/QĐ-BTC thì:

Người nắm giữ cổ phiếu phổ thông được hưởng cổ tức trong kỳ sau khi các loại cổ phiếu khác đã được chia cổ tức (Ví dụ: Cổ phiếu ưu đãi cổ tức).

Cổ phiếu phổ thông của doanh nghiệp có quyền như nhau trong việc nhận cổ tức.

Công thức tính Lợi nhuận hoặc lỗ phân bổ cho cổ phiếu phổ thông?

Căn cứ tại tiểu mục 1 Mục II Phần III Thông tư 21/2006/TT-BTC thì công thức tính Lợi nhuận hoặc lỗ phân bổ cho cổ phiếu phổ thông cụ thể như sau:

Việc tính lợi nhuận hoặc lỗ phân bổ cho cổ phiếu phổ thông được thực hiện bằng cách lấy chỉ tiêu lợi nhuận hoặc lỗ sau thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ trừ (-) các khoản điều chỉnh giảm và cộng (+) thêm các khoản điều chỉnh tăng lợi nhuận hoặc lỗ sau thuế thu nhập doanh nghiệp:

Lợi nhuận hoặc lỗ phân bổ cho cổ phiếu phổ thông = Lợi nhuận hoặc lỗ sau thuế TNDN – Tổng số điều chỉnh giảm + Tổng số điều chỉnh tăng

– Trường hợp công ty trình bày lãi cơ bản trên cổ phiếu trên báo cáo tài chính hợp nhất thì lợi nhuận hoặc lỗ sau thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ là lợi nhuận hoặc lỗ sau thuế thu nhập doanh nghiệp được tính trên cơ sở thông tin hợp nhất.

– Trường hợp công ty trình bày trên báo cáo tài chính riêng thì lợi nhuận hoặc lỗ sau thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ là lợi nhuận hoặc lỗ sau thuế của riêng công ty.Kế toán căn cứ vào sổ kế toán chi tiết theo dõi cổ phiếu ưu đãi, xác định các chỉ tiêu như sau:

(1) Các khoản điều chỉnh giảm lợi nhuận hoặc lỗ sau thuế thu nhập doanh nghiệp, bao gồm:

– Cổ tức của cổ phiếu ưu đãi:

– Khoản chênh lệch lớn hơn giữa giá trị hợp lý của khoản thanh toán cho người sở hữu với giá trị ghi sổ của cổ phiếu ưu đãi khi công ty cổ phần mua lại cổ phiếu ưu đãi của người sở hữu.

Khi công ty cổ phần mua lại cổ phiếu ưu đãi, khoản chênh lệch giữa giá trị hợp lý của khoản thanh toán cho người sở hữu lớn hơn giá trị ghi sổ của cổ phiếu ưu đãi được trừ (-) khỏi lợi nhuận (hoặc lỗ) phân bổ cho cổ đông sở hữu cổ phiếu phổ thông của công ty để tính lãi cơ bản trên cổ phiếu.

– Khoản chênh lệch lớn hơn giữa giá trị hợp lý của cổ phiếu phổ thông hoặc các khoản thanh toán khác thực hiện theo điều kiện chuyển đổi có lợi tại thời điểm thanh toán với giá trị hợp lý của cổ phiếu phổ thông được phát hành theo điều kiện chuyển đổi gốc.

Khoản chênh lệch lớn hơn giữa giá trị hợp lý của cổ phiếu phổ thông hoặc các khoản thanh toán khác thực hiện theo điều kiện chuyển đổi có lợi được trừ khỏi lợi nhuận (hoặc lỗ) phân bổ cho cổ đông sở hữu cổ phiếu phổ thông của công ty để tính lãi cơ bản trên cổ phiếu.

(2) Các khoản điều chỉnh tăng lợi nhuận hoặc lỗ sau thuế:

Khoản chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của cổ phiếu ưu đãi lớn hơn giá trị hợp lý của khoản thanh toán cho người sở hữu khi công ty cổ phần mua lại cổ phiếu ưu đãi của người sở hữu cộng vào lợi nhuận (hoặc lỗ) phân bổ cho cổ đông sở hữu cổ phiếu phổ thông của công ty để tính lãi cơ bản trên cổ phiếu.

Mẫu Bảng tính lợi nhuận hoặc lỗ phân bổ cho cổ phiếu phổ thông?

Mẫu Bảng tính lợi nhuận hoặc lỗ phân bổ cho cổ phiếu phổ thông được hướng dẫn tại tiểu mục 1 Mục II Phần III Thông tư 21/2006/TT-BTC:

Bảng tính lợi nhuận hoặc lỗ phân bổ cho cổ phiếu phổ thông

Đơn vị tính: ….

Chỉ tiêu

Giá trị

A

1

1. Lợi nhuận hoặc lỗ sau thuế thu nhập doanh nghiệp

 

2. Số điều chỉnh giảm

 

– Cổ tức của cổ phiếu ưu đãi

 

+ Cổ tức ưu đãi không luỹ kế

 

Lần 1:

 

Lần 2:

 

 

+ Cổ tức ưu đãi không luỹ kế

 

Lần 1:

 

Lần 2:

 

 

– Khoản chênh lệch lớn hơn giữa giá trị hợp lý của khoản thanh toán cho người sở hữu với giá trị ghi sổ của cổ phiếu ưu đãi

 

Lần 1:

 

Lần 2:

 

 

– Khoản chênh lệch lớn hơn giữa giá trị hợp lý của cổ phiếu phổ thông hoặc các khoản thanh toán khác thực hiện theo điều kiện chuyển đổi có lợi

 

Lần 1:

 

Lần 2:

 

– …

 

Tổng số điều chỉnh giảm

 

3. Số điều chỉnh tăng

 

– Khoản chênh lệch lớn hơn giữa giá trị ghi sổ của cổ phiếu ưu đãi với giá trị hợp lý của khoản thanh toán cho người sở hữu

 

Lần 1:

 

Lần 2:

 

– …

 

Tổng số điều chỉnh tăng

 

4. Lợi nhuận hoặc lỗ phân bổ cho cổ phiếu phổ thông