Cơ quan nào có thẩm quyền ban hành nhóm doanh nghiệp viễn thông có vị trí thống lĩnh thị trường? Doanh nghiệp viễn thông cung cấp dịch vụ không có hạ tầng mạng có những quyền gì? Kinh doanh viễn thông bao gồm những hình thức nào?
Cơ quan nào có thẩm quyền ban hành nhóm doanh nghiệp viễn thông có vị trí thống lĩnh thị trường?
Doanh nghiệp viễn thông có vị trí thống lĩnh thị trường, nhóm doanh nghiệp viễn thông có vị trí thống lĩnh thị trường được quy định tại Điều 17 Luật Viễn thông 2023 cụ thể như sau:
Doanh nghiệp viễn thông có vị trí thống lĩnh thị trường, nhóm doanh nghiệp viễn thông có vị trí thống lĩnh thị trường
1. Chính phủ quy định tiêu chí xác định thị trường dịch vụ viễn thông Nhà nước quản lý, tiêu chí xác định doanh nghiệp viễn thông có vị trí thống lĩnh thị trường, nhóm doanh nghiệp viễn thông có vị trí thống lĩnh thị trường đối với thị trường dịch vụ viễn thông Nhà nước quản lý.
2. Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành danh mục thị trường dịch vụ viễn thông Nhà nước quản lý, danh mục doanh nghiệp viễn thông có vị trí thống lĩnh thị trường, nhóm doanh nghiệp viễn thông có vị trí thống lĩnh thị trường đối với thị trường dịch vụ viễn thông Nhà nước quản lý.
…
Theo đó, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành danh mục thị trường dịch vụ viễn thông Nhà nước quản lý, danh mục doanh nghiệp viễn thông có vị trí thống lĩnh thị trường, nhóm doanh nghiệp viễn thông có vị trí thống lĩnh thị trường đối với thị trường dịch vụ viễn thông Nhà nước quản lý.
Lưu ý:
– Chính phủ quy định tiêu chí xác định thị trường dịch vụ viễn thông Nhà nước quản lý, tiêu chí xác định doanh nghiệp viễn thông có vị trí thống lĩnh thị trường, nhóm doanh nghiệp viễn thông có vị trí thống lĩnh thị trường đối với thị trường dịch vụ viễn thông Nhà nước quản lý.
– Ngoài các nghĩa vụ quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 13 Luật Viễn thông 2023, doanh nghiệp viễn thông có vị trí thống lĩnh thị trường, nhóm doanh nghiệp viễn thông có vị trí thống lĩnh thị trường còn phải tuân thủ các nghĩa vụ sau đây đối với thị trường dịch vụ viễn thông mà doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp được xác định có vị trí thống lĩnh:
+ Thực hiện hoạt động bán buôn trong viễn thông khi có yêu cầu từ doanh nghiệp viễn thông khác theo quy định tại Điều 16 Luật Viễn thông 2023;
+ Thực hiện hạch toán chi phí, xác định giá thành dịch vụ viễn thông mà doanh nghiệp cung cấp;
+ Không cung cấp dịch vụ viễn thông với giá dịch vụ thấp hơn giá thành, trừ trường hợp khuyến mại theo quy định của pháp luật;
+ Xây dựng thỏa thuận mẫu khi thực hiện hoạt động bán buôn trong viễn thông theo quy định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.
Cơ quan nào có thẩm quyền ban hành nhóm doanh nghiệp viễn thông có vị trí thống lĩnh thị trường? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp viễn thông cung cấp dịch vụ không có hạ tầng mạng có những quyền gì?
Doanh nghiệp kinh doanh viễn thông cung cấp dịch vụ không có hạ tầng mạng có những quyền được quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật Viễn thông 2023 cụ thể như sau:
– Xây dựng, lắp đặt, sở hữu hệ thống thiết bị viễn thông và đường truyền dẫn trong phạm vi cơ sở và điểm phục vụ công cộng của mình để cung cấp dịch vụ viễn thông cho người sử dụng dịch vụ viễn thông;
– Thuê đường truyền dẫn để kết nối hệ thống thiết bị viễn thông, các cơ sở, điểm phục vụ công cộng của mình với nhau và với mạng viễn thông công cộng của doanh nghiệp viễn thông khác;
– Thuê đường truyền dẫn hoặc mua lưu lượng, dịch vụ viễn thông của doanh nghiệp viễn thông khác để bán lại cho người sử dụng dịch vụ viễn thông;
– Cho doanh nghiệp viễn thông khác thuê lại cơ sở hạ tầng viễn thông mà mình đã thuê nếu được doanh nghiệp viễn thông cho thuê cơ sở hạ tầng viễn thông đồng ý;
– Được phân bổ tài nguyên viễn thông theo quy định của Luật này về quản lý tài nguyên viễn thông;
– Nghiên cứu phát triển, triển khai thử nghiệm công nghệ mới, mô hình mới trong hoạt động viễn thông;
– Quyền khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Kinh doanh viễn thông bao gồm những hình thức nào?
Hình thức kinh doanh viễn thông được quy định tại Điều 10 Luật Viễn thông 2023 cụ thể như sau:
Hình thức kinh doanh viễn thông
1. Kinh doanh viễn thông bao gồm các hình thức sau đây:
a) Kinh doanh dịch vụ viễn thông là hoạt động đầu tư thiết lập mạng viễn thông công cộng, cung cấp dịch vụ viễn thông nhằm mục đích sinh lợi;
b) Kinh doanh hàng hóa viễn thông là hoạt động đầu tư sản xuất, trao đổi, mua, bán, cho thuê hàng hóa viễn thông nhằm mục đích sinh lợi.
2. Việc kinh doanh dịch vụ viễn thông phải tuân theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. Việc kinh doanh hàng hóa viễn thông phải tuân theo quy định tại Điều 42 và Điều 55 của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Theo đó, kinh doanh viễn thông bao gồm những hình thức sau đây:
– Kinh doanh dịch vụ viễn thông là hoạt động đầu tư thiết lập mạng viễn thông công cộng, cung cấp dịch vụ viễn thông nhằm mục đích sinh lợi;
– Kinh doanh hàng hóa viễn thông là hoạt động đầu tư sản xuất, trao đổi, mua, bán, cho thuê hàng hóa viễn thông nhằm mục đích sinh lợi.
Lưu ý:
Việc kinh doanh dịch vụ viễn thông phải tuân theo quy định của Luật Viễn thông 2023 và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Việc kinh doanh hàng hóa viễn thông phải tuân theo quy định tại Điều 42 Luật Viễn thông 2023 và Điều 55 của Luật Viễn thông 2023 và quy định khác của pháp luật có liên quan.