Có mấy nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước theo Nghị định 59?



Có mấy nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước theo Nghị định 59? Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước gồm những thành phần nào? Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo phương thức nào?



Có mấy nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước?

Việc tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước được quy định tại Điều 24 Nghị định 59/2023/NĐ-CP, bao gồm 03 nguyên tắc, cụ thể như sau:

(1) Tuân thủ theo quy định của pháp luật; thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn được giao; bảo đảm khách quan, công khai, minh bạch; mọi ý kiến, phản ánh của người lao động được phản ánh trung thực đến tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

(2) Không được lợi dụng nhiệm vụ, quyền hạn để kích động, dụ dỗ, lôi kéo người lao động để thực hiện các hành vi trái pháp luật.

(3) Làm việc theo chế độ tập thể và quyết định theo đa số.

Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước được quy định như thế nào?

Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước gồm những thành phần nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 77 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 như sau:

Tổ chức Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước

1. Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước do hội nghị người lao động bầu gồm từ 03 đến 09 thành viên theo đề nghị của Ban Chấp hành Công đoàn ở doanh nghiệp, tổ chức đại diện khác của người lao động ở cơ sở (nếu có).

Trường hợp doanh nghiệp nhà nước có tính chất đặc thù hoặc hoạt động phân tán thì hội nghị người lao động có thể quyết định số lượng thành viên Ban Thanh tra nhân dân nhiều hơn để bảo đảm hoạt động có hiệu quả.

Bên cạnh đó, tại khoản 2 Điều 25 Nghị định 59/2023/NĐ-CP có quy định như sau:

Tổ chức của Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước

1. Thành viên Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước được bầu tại hội nghị người lao động theo quy định tại Điều 69 của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Chậm nhất sau 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc hội nghị người lao động bầu thành viên Ban Thanh tra nhân dân, Ban Chấp hành Công đoàn ở doanh nghiệp nhà nước công nhận kết quả bầu thành viên Ban Thanh tra nhân dân.

2. Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước có Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các Ủy viên. Trường hợp số lượng thành viên Ban Thanh tra nhân dân từ 09 người trở lên thì số lượng Phó Trưởng ban không quá 02 người.

Trường hợp doanh nghiệp nhà nước có tính chất đặc thù hoặc hoạt động phân tán, căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ, đặc điểm, tính chất tổ chức, hoạt động và điều kiện thực tế, sau khi thống nhất với Ban lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước, Ban Chấp hành công đoàn, ban đại diện của tổ chức đại diện khác của người lao động ở cơ sở (nếu có) đề xuất để hội nghị người lao động quyết định số lượng thành viên Ban Thanh tra nhân dân nhiều hơn 09 người để bảo đảm hoạt động hiệu quả.

Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước có 03 đến 09 thành viên, bao gồm:

– Trưởng ban;

– Phó Trưởng ban;

– Các Ủy viên.

Trường hợp số lượng thành viên Ban Thanh tra nhân dân từ 09 người trở lên thì số lượng Phó Trưởng ban không quá 02 người.

Trường hợp doanh nghiệp nhà nước có tính chất đặc thù hoặc hoạt động phân tán thì hội nghị người lao động có thể quyết định số lượng thành viên Ban Thanh tra nhân dân nhiều hơn để bảo đảm hoạt động có hiệu quả.

Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo phương thức nào?

Căn cứ vào khoản 2 Điều 26 Nghị định 59/2023/NĐ-CP thì Phương thức hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước như sau:

– Tiếp nhận thông tin do người lao động phản ánh trực tiếp, qua hòm thư góp ý; qua nghiên cứu văn bản tài liệu liên quan đến nội dung giám sát do ban lãnh đạo, điều hành doanh nghiệp cung cấp.

– Tổng hợp, phân tích, đối chiếu với nội dung nghị quyết, quyết định của hội nghị người lao động, quy chế thực hiện dân chủ ở doanh nghiệp, quy chế nội bộ, các quy định khác của doanh nghiệp và quy định pháp luật để đánh giá, đề xuất, kiến nghị với ban lãnh đạo, điều hành doanh nghiệp hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét giải quyết hoặc tổ chức đối thoại kịp thời theo quy định của pháp luật.

– Kiến nghị của Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước để giải quyết các vấn đề liên quan đến nội dung kiểm tra, giám sát được phản ánh trực tiếp đến người đứng đầu ban lãnh đạo, điều hành doanh nghiệp nhà nước, cơ quan, cá nhân có thẩm quyền hoặc thông qua Ban Chấp hành Công đoàn ở doanh nghiệp.

– Kết quả kiểm tra, giám sát, xác minh của Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước được lập thành văn bản và gửi đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có phản ánh, kiến nghị.

Trường hợp phát hiện người có hành vi vi phạm pháp luật thì kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.