Cắt giảm chi phí nhân sự: giá trị của nhân viên không được thể hiện trên bảng cân đối kế toán

Tài sản giá trị

Nhân viên là tài sản giá trị nhất của chúng ta (có đúng vậy không?)
Bạn nghe các CEO nói điều này suốt: “Con người là tài sản giá trị nhất của chúng tôi”. Nhưng bạn cũng thấy một số CEO hành xử như thể các nhân viên không phải là tài sản. Bạn tưởng tượng một doanh nghiệp giảm biên chế hoặc sa thải món tài sản nào khác – đơn giản là tống khứ nó ra đường với hy vọng rằng họ phải cắt giảm chi phí thì thường ý của họ là họ sẽ cắt giảm nhân sự.
Làm thế nào để dung hòa hai quan điểm này? Ai cũng phải thừa nhận rằng, nhân viên là tài sản. Kiến thức và công việc của họ mang lại giá trị cho doanh nghiệp. Khi một doanh nghiệp mua lại một doanh nghiệp khác, giá trị của nhân viên được nhìn nhận như một phần của lợi thế thương mại.
Dù vậy, mặt khác, giá trị của nhân viên lại không được thể hiện trên bảng cân đối kế toán.
Bởi hai lý do:
Ngoài hình thức mua lại, không ai biết rõ cách định giá nhân viên. Giá trị của kiến thức là bao nhiêu? Không có một kế toán viên nào muốn giải quyết dứt điểm vấn đề đó.
Nói cho cùng thì các doanh nghiệp không sở hữu nhân viên. Thế nên ta không thể xem họ như là tài sản theo thuật ngữ kế toán.
Qủa thật, các nhân viên có thể gây ra chi phí: Tiền lương, dưới hình thức này hay hình thức khác, thường là một trong những khoản lớn nhất trên báo cáo kết quả kinh doanh. Nhưng điều mà chủ doanh nghiệp ngụ ý chủ yếu liên quan đến phương diện kế toán. Một số tổ chức có vẻ như thực sự xem nhân viên là tài sản: Họ tập huấn, đầu tư, chăm sóc nhân viên chu đáo.
Những công ty khác lại tập trung vào góc độ chi phí, trả cho nhân viên mức lương thấp nhất có thể và ép họ làm việc nhiều nhất có thể. Nhưng liệu chiến lược này có đáng thực hiện hay không? Nhiều người (bao gồm cả chính công ty chúng tôi) tin rằng đối đãi nhân viên hợp lý sẽ tạo ra tinh thần làm việc cao hơn, và sau rốt cuộc khách hàng sẽ thỏa mãn hơn.
Trong điều kiện mọi thứ khác không đổi, thì nó sẽ thúc đẩy lợi nhuận gia tăng trong thời gian dài, và từ đó nâng cao giá trị của doanh nghiệp. Tất nhiên, cũng có nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến sự thành bại của một doanh nghiệp. Do đó, hiếm khi có một tương quan một – đối – một, giữa một bên là văn hóa và quan điểm của doanh nghiệp và một bên là hoạt động tài chính.
Chi phí hoạt động? Hay chi phí đầu tư cơ bản?
Khi một doanh nghiệp mua một thiết bị thuộc hạng mục đầu tư cơ bản, chi phí mua sắm sẽ không được thể hiện trên báo cáo kết quả kinh doanh, thay vào đó, tài sản mới này sẽ xuất hiện trên bảng cân đối kế toán, và mức khấu hao chỉ xuất hiện trên báo cáo kết quả kinh doanh như một khoản chi phí trừ vào lợi nhuận. Bạn có thể thấy sự khác biệt giữa “chi phí hoạt động” (trên báo cáo kết quả kinh doanh) và “chi phí đầu tư cơ bản” (trên bảng cân đối kế toán) rất rõ ràng và dễ hiểu. Nhưng rõ ràng là không phải vậy. Thực tế đây là tấm vải để vẽ nên bức tranh nghệ thuật tài chính.
Hãy để ý rằng việc loại khỏi báo cáo kết quả kinh doanh một khoản nợ và đưa nó vào bảng cân đối kế toán, sao cho chỉ có khoản khấu hao xuất hiện như là khoản phí trừ vào lợi nhuận, có ảnh hưởng đáng kể đến sự gia tăng lợi nhuận.