Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính quý năm 2023

Hướng dẫn Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính theo quý theo luật thuế TNDN sửa đổi mới nhất hiện hành năm 2023

Theo quy định Hiện hành về thuế thu nhập doanh nghiệp 2023 thì doanh nghiệp sẽ không phải làm tờ khai tạm tính thuế TNDN theo quý nữa, mà chúng ta chỉ phải tạm tính ra số tiền và đi nộp theo số tạm tính (nếu có) đó thôi. Rồi đến cuối năm thì làm tờ khai quyết toán thuế TNDN.
Dưới đây, Kế Toán Việt Hưng sẽ hướng dẫn các bạn kế toán cách tạm tính thuế TNDN quý:

1. Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ tính thuế bằng thu nhập tính thuế nhân với thuế suất.

Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được xác định theo công thức sau:

Thuế TNDN
phải nộp
= Thu nhập
tính thuế
X Thuế suất
thuế TNDN

Trường hợp doanh nghiệp nếu có trích quỹ phát triển khoa học và công nghệ thì thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được xác định như sau:

Thuế TNDN phải nộp = ( Thu nhập tính thuế Phần trích lập quỹ KH&CN (nếu có) ) X Thuế suất thuế TNDN

· Phần trích lập quỹ KH&CN (nếu có): được trích tối đa 10% thu nhập tính thuế hàng năm.

· Thuế suất: Năm 2023, thuế suất thuế TNDN là 20% (Không phân biệt mức doanh thu) 

Xác định thu nhập tính thuế

1. Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ thu nhập được miễn thuế và các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước theo quy định.
Thu nhập tính thuế được xác định theo công thức sau:

Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế ( Thu nhập được miễn thuế + Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định )

2. Thu nhập chịu thuế
Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ và thu nhập khác.
Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế xác định như sau:

Thu nhập chịu thuế = Doanh thu Chi phí được trừ + Các khoản thu nhập khác

Chú ý : Doanh nghiệp có nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh áp dụng nhiều mức thuế suất khác nhau thì doanh nghiệp phải tính riêng thu nhập của từng hoạt động nhân với thuế suất tương ứng
a, Doanh thu
Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được xác định là toàn bộ tiền bán hàng hoá, tiền gia công, tiền cung cấp dịch vụ bao gồm cả khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
– Đối với doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế là doanh thu chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.
– Đối với doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng là doanh thu bao gồm cả thuế giá trị gia tăng.
b, Chi phí được trừ
Chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế là những Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; khoản chi thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Có đủ hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật. Đối với hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt, trừ các trường hợp không bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định của pháp luật.
Mặc dù vậy nhưng có có rất nhiều các khoản chi thực tế và có chứng từ nhưng cũng không được trừ khi tính thuế Thu nhập doanh nghiệp.

3. Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định: 

4. Thu nhập Miễn thuế: những loại thu nhập này ít gặp và dành cho 1 vài doanh nghiệp khá đặc thù

Trên đây, Kế Toán Việt Hưng đã hướng dẫn xong các bạn cách tính thuế TNDN tạm tính theo lý thuyết.
Còn trong thực tế khi làm kế toán Thuế, hàng quý các bạn tạm tính thuế TNDN theo bước như sau:
Bước 1: Tập hợp doanh thu – chi phí để xác định thu nhập chịu thuế trong quý:

Nguồn số liệu để tổng hợp doanh thu và chi phí sẽ được lấy từ sổ sách sách kế toán, trên các TK mà các bạn đã hạch toán ở các Bút toán kết chuyển cuối quý.

Gồm có:
a) Doanh thu: (đầu 5 và đầu 7)
1. Kết chuyển doanh thu: Nợ 511 – Có 911
2. Kết chuyển doanh thu tài chính: Nợ 515 – Có 911
3. Kết chuyển thu nhập khác: Nợ 711 – có 911
b) Chi phí: (đầu 6 và đầu 8)
1. Kết chuyển chi phí giá vốn: Nợ 911 – Có 632
2. Kết chuyển chi phí tài chính: Nợ 911 – có 635
3. Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp: Nợ 911 – có 642 
4. Kết chuyển chi phí bán hàng: Nợ 911 – Có 6421 (Thông tư 200 là 641)
5. Kết chuyển chi phí khác: Nợ 911 – Có 811.
(Lưu ý: Theo luật thuế TNDN thì chỉ có chi phí được trừ mới được đưa vào khi tính thuế TNDN nên các bạn sẽ phải loại các chi phí không được trừ ra nhé)

Tổng hợp số liệu xong, các bạn lấy: (TK đầu 5 + TK đầu 7) – (TK đầu 6 + TK đầu 8)
+ Nếu kết quả nhỏ hơn 0 => quý tạm tính này các bạn không phải nộp thuế. 
(Việc tạm tính thuế TNDN quý dừng lại tại đây, các bạn không phải làm gì nữa)
+ Nếu kết quả lớn hơn 0 => Các bạn thực hiện tiếp bước 2
Bước 2: Xác định thu nhập tính thuế:

– Tổng hợp thu nhập được miễn thuế đã phát sinh trong kỳ: Các doanh nghiệp thông thường sẽ không có các khoản thu nhập miễn thuế. Nếu công ty các bạn có thì cần có phương pháp để tổng hợp các khoản này ngay khi hạch toán ghi sổ (Ví dụ như nếu các bạn sử dụng phần mềm kế toán thì có thể dùng mã thống kê, nếu làm sổ sách bằng excel thì có thể theo dõi trên 1 file riêng cho các khoản này, để đến khi cần thông tin các bạn chỉ cần lọc hoặc mở file là có, tránh bị sót)
– Xác định các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định: khi thu nhập chịu thuế > 0chúng ta sẽ xem xét thêm kỳ trước có khoản lỗ còn được chuyển kỳ này hay không. Nếu có thì bạn chuyển để giảm hoặc không phải nộp thuế.
=> Sau khi xác định được thêm 2 khoản 2 là các bạn có thể tính được thu nhập tính thuế rồi:
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Thu nhập được miễn thuế – Các khoản lỗ
+ Nếu thu nhập tính thuế < 0 => quý tạm tính này các bạn không phải nộp thuế. 

(Việc tạm tính thuế TNDN quý dừng lại tại đây, các bạn không phải làm gì nữa)
Nếu Thu nhập tính thuế > 0 => Các bạn thực hiện tiếp bước 3
Bước 3: Xác định Phần trích lập quỹ KH&CN (nếu có)
Nếu công ty bạn không có phần trích này thì bỏ qua bước 3 => Chuyển sang bước 4

Bước 4: Xác định số thuế TNDN tạm tính phải nộp
+ Nếu công ty bạn có phần trích KH&CN:

Thuế TNDN phải nộp = (Thu nhập tính thuế – Phần trích lập quỹ KH&CN) x Thuế suất
+ Nếu công ty bạn không có phần trích KH&CN:
Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập tính thuế  x Thuế suất
 => Các bạn mang số tiền đã tính ra ở bước 4 này đi nộp, hạn nộp tiền: Chậm nhất là ngày thứ 30 tháng đầu quý sau quý tạm tính.
Ví dụ bạn thực hiện tạm tính quý 3/2023 ra số tiền thuế TNDN còn phải nộp là 1tr thì hạn nộp tiền là ngày 30/10/2023

Chú ýTạm nộp thuế TNDN của 04 quý không thấp hơn 80% của năm

Ngày 30/10/2022, Chính phủ ban hành Nghị định 91/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 126/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý thuế.

Tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp đã tạm nộp của 04 quý không được thấp hơn 80% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quyết toán năm. Trường hợp người nộp thuế nộp thiếu so với số thuế phải tạm nộp 04 quý thì phải nộp tiền chậm nộp tính trên số thuế nộp thiếu kể từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp quý 04 đến ngày liền kề trước ngày nộp số thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước.