Biên bản thỏa thuận góp vốn kinh doanh là gì?
Theo khoản 18 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định như sau:
Góp vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty, bao gồm góp vốn để thành lập công ty hoặc góp thêm vốn điều lệ của công ty đã được thành lập.
Góp vốn kinh doanh là một trong những cơ sở của sự hình thành các doanh nghiệp tại nước ta. Để hoạt động này được diễn ra một cách minh bạch, khách quan thì giữa các bên thường lập biên bản thỏa thuận góp vốn, đây là căn cứ quan trọng để chứng minh tính tuân thủ quy định trong góp vốn.
Biên bản thỏa thuận góp vốn kinh doanh là văn bản được lập ra để ghi chép lại tiến trình thỏa thuận góp vốn giữa các chủ thể, đồng thời ghi nhận kết quả của quá trình góp vốn đó. Biên bản nêu rõ thời gian và địa điểm lập biên bản, thành phần tham gia cuộc họp, mục đích góp vốn, thời gạn vốn, số vốn góp…
Biên bản thỏa thuận góp vốn kinh doanh dùng để làm căn cứ về tính chấp hành trong nguyên tắc góp vốn, là chứng cứ quan trọng để trả lời cho câu hỏi chủ thể đã góp vốn hay chưa và xác định chính xác số vốn mà chủ thể đã góp.
Định giá tài sản góp vốn? Khi làm biên bản thoả thuận góp vốn kinh doanh phải lưu ý những điều gì?
Định giá tài sản góp vốn theo Điều 36 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định như sau:
– Tài sản góp vốn không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức thẩm định giá định giá và được thể hiện thành Đồng Việt Nam.
– Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc đồng thuận hoặc do một tổ chức thẩm định giá định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được trên 50% số thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận.
Trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế của tài sản đó tại thời điểm góp vốn thì các thành viên, cổ đông sáng lập cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.
– Tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động do chủ sở hữu, Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần và người góp vốn thỏa thuận định giá hoặc do một tổ chức thẩm định giá định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được người góp vốn và chủ sở hữu, Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận.
Trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn giá trị thực tế của tài sản đó tại thời điểm góp vốn thì người góp vốn, chủ sở hữu, thành viên Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, thành viên Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do việc cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.
Để biên bản thoả thuận góp vốn kinh doanh có đầy đủ giá trị pháp lý và tránh những rắc rối không đáng có, cũng như là cơ sở để xử lý phần góp vốn của các thành viên theo đúng pháp luật khi có yêu cầu rút vốn đầu tư, biên bản thoả thuận góp vốn kinh doanh cần có đầy đủ các nội dung sau:
– Thông chi chi tiết của các bên góp vốn: họ tên, ngày sinh, số CMND/CCCD, hộ khẩu thường trú.
– Mục đích góp vốn: Ghi rõ mục đích góp vốn
– Số vốn góp: Ghi bằng số và bằng chữ rõ ràng. Trường hợp góp vốn bằng tài sản thay vì tiền mặt thì cần ghi rõ loại tài sản và giá trị cụ thể.
– Thời hạn góp vốn: Ghi thông tin chi tiết để các bên cùng nắm.
– Cam kết của các bên: Thể hiện rõ cam kết của các bên đối với số vốn góp, quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm. Ghi rõ thông tin để tránh tình trạng rút vốn giữa chừng của bên góp vốn sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh.
– Nguyên tắc phân chia lợi nhuận: Đây là thông tin quan trọng có thể đề xuất chi tiết trong biên bản thoả thuận góp vốn kinh doanh. Căn cứ vào số phần trăm vốn góp và các loại tài sản mà các bên sẽ tiến hành thống nhất về mức lợi nhuận được hưởng. Các thoả thuận này phải dựa trên nguyên tắc tự nguyện và công bằng.
– Chữ ký xác nhận và đóng dấu: Cuối biên bản phải có chữ ký xác nhận và đóng dấu của các bên liên quan để biên bản có giá trị và hiệu lực thực hiện.
Biên bản về thỏa thuận thường phụ thuộc rất lớn vào tiến trình thỏa thuận, chỉ cần người lập biên bản ghi lại tất cả những sự kiện, nội dung được diễn ra mà không cần phải quá nghiêm ngặt về mặt hình thức hay phải suy nghĩ phải viết như thể nào.
Vì vậy, người lập biên bản cần chú ý một số chi tiết như:
Phải ghi thời gian, địa điểm diễn ra thỏa thuận, thành phần tham gia (phải ghi đầy đủ thông tin cá nhân của người tham gia) và ghi lần lượt các nội dung thỏa thuận, cuối biên bản, để có giá trị những người tham gia và thứ ký phải ký và ghi rõ họ tên