Bảng đánh giá nhân viên là gì? Mẫu bảng đánh giá nhân viên theo tháng, theo quý mới nhất? Tải mẫu ở đâu?

Bảng đánh giá nhân viên là gì? Mẫu bảng đánh giá nhân viên theo tháng, theo quý mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Doanh nghiệp có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động dựa trên kết quả đánh giá nhân viên không? Doanh nghiệp phải báo trước bao nhiêu ngày khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động do nhân viên không hoàn thành công việc?

Bảng đánh giá nhân viên là gì? Mẫu bảng đánh giá nhân viên theo tháng, theo quý mới nhất? Tải mẫu ở đâu?

Bảng đánh giá nhân viên là một công cụ quản lý nhân sự được sử dụng để đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên trong một tháng.

Bảng đánh giá nhân viên hàng tháng thường bao gồm các tiêu chí sau đây:

– Hiệu suất công việc: Mức độ hoàn thành nhiệm vụ và chất lượng công việc.

– Thái độ làm việc: Tinh thần làm việc, khả năng hợp tác và giao tiếp với đồng nghiệp.

– Kỹ năng chuyên môn: Trình độ chuyên môn và khả năng ứng dụng kiến ​​thức vào công việc.

– Mục tiêu cá nhân: Đánh giá mức độ hoàn thành các mục tiêu đã được đưa ra trong tháng.

– Cẩn trọng trong công việc: Là yếu tố không thể thiếu trong bảng đánh giá nhân viên. Sự cẩn trọng khi làm việc vừa mang lại hiệu quả cao, lại tránh được những rắc rối có thể xảy ra ảnh hưởng đến doanh nghiệp.

Việc sử dụng bảng đánh giá này giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng thể về năng lực và sự phát triển của nhân viên, từ đó có thể đưa ra những quyết định hợp lý về đào tạo, khen thưởng hoặc điều chỉnh công việc đối với nhân viên của mình.

* Dưới đây là một số mẫu bảng đánh giá nhân viên có thể tham khảo:

(1) Mẫu đánh giá nhân viên theo quý:

– Mẫu bảng đánh giá nhân viên theo quý file excel 

– Mẫu bảng đánh giá nhân viên theo quý file word 

(2) Mẫu đánh giá nhân viên theo tháng:

– Mẫu bảng đánh giá nhân viên theo tháng file excel 

– Mẫu bảng đánh giá nhân viên theo tháng file word 

* Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.

Theo khoản 2 Điều 5 Bộ luật Lao động 2019 thì người lao động có các nghĩa vụ sau đây:

– Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác;

– Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân theo sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động;

– Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.

Bảng đánh giá nhân viên là gì? Mẫu bảng đánh giá nhân viên theo tháng, theo quý mới nhất? Tải mẫu ở đâu?

Doanh nghiệp có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động dựa trên kết quả đánh giá nhân viên không?

Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động

1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp sau đây:

a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động được xác định theo tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của người sử dụng lao động. Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc do người sử dụng lao động ban hành nhưng phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở;

Theo đó, trường hợp kết quả đánh giá nhân viênthể hiện nhân viên thường xuyên không hoàn thành công việc thì doanh nghiệp có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với nhân viên đó.

Lưu ý:

– Việc đánh giá nhân viên phải được xác định dựa trên tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của doanh nghiệp.

– Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc do người sử dụng lao động ban hành nhưng phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.

Doanh nghiệp phải báo trước bao nhiêu ngày khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động do nhân viên không hoàn thành công việc?

Căn cứ vào khoản 2 Điều 36 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:

Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động

Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, đ và g khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động phải báo trước cho người lao động như sau:

a) Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

b) Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;

c) Ít nhất 03 ngày làm việc đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng và đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;

d) Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

3. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động quy định tại điểm d và điểm e khoản 1 Điều này thì người sử dụng lao động không phải báo trước cho người lao động.

Theo đó, khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động do nhân viên làm việc thường xuyên không hoàn thành công việc, doanh nghiệp có trách nhiệm báo trước cho nhân viên theo thời hạn sau đây:

– Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

– Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;

– Ít nhất 03 ngày làm việc đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;

– Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.