Ăn bánh Trung thu ngày Tết Trung thu 2024 có ý nghĩa gì? Ý nghĩa bánh Trung thu như thế nào? Trung thu ngày mấy?

Ăn bánh Trung thu ngày Tết Trung thu 2024 có ý nghĩa gì? Ý nghĩa bánh Trung thu như thế nào? Trung thu ngày mấy?

Ăn bánh Trung thu ngày Tết Trung thu 2024 có ý nghĩa gì? Ý nghĩa bánh Trung thu như thế nào? Trung thu ngày mấy?

“Ăn bánh Trung thu ngày Tết Trung thu 2024 có ý nghĩa gì?” “Ý nghĩa bánh Trung thu như thế nào” là những câu hỏi được quan tâm dịp Trung thu mỗi năm. Như vậy:

“Ăn bánh Trung thu ngày Tết Trung thu 2024 có ý nghĩa gì?”

Dịp Trung thu là thời điểm mà gia đình Việt Nam tụ tập, quây quần bên nhau để thưởng thức những chiếc bánh Trung thu thơm ngon.

Việc ăn bánh Trung thu trong ngày tết đoàn viên cũng mang ý nghĩa cầu mong sự bình an, hạnh phúc bền vững trong cuộc sống.

“Ý nghĩa bánh Trung thu như thế nào”

Bánh Trung thu có hình dạng vuông thể hiện sự vững chắc của mặt đất, trong khi bánh tròn biểu trưng cho sự tròn đầy viên mãn trong cuộc sống.

Ý nghĩa của bánh Trung thu là tượng trưng cho sự trọn vẹn, sung túc và đoàn viên của gia đình. Nhân bánh trung thu có nhiều vị mặn, ngọt thể hiện sự ấm áp và đầy đủ yêu thương của gia đình.

Tết Trung thu 2024 trúng ngày 17/9/2024 (dương lịch) tức là ngày 15/8/2024 (âm lịch).

Thông tin mang tính chất tham khảo.

Ăn bánh Trung thu ngày Tết Trung thu 2024 có ý nghĩa gì? Ý nghĩa bánh Trung thu như thế nào? Trung thu ngày mấy?

Ăn bánh Trung thu ngày Tết Trung thu 2024 có ý nghĩa gì? Ý nghĩa bánh Trung thu như thế nào? Trung thu ngày mấy? (Hình từ Internet)

Công ty tặng bánh trung thu cho nhân viên có tính thuế TNCN không?

Căn cứ theo khoản 10 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định như sau:

Các khoản thu nhập chịu thuế
Theo quy định tại Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân và Điều 3 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP, các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân bao gồm:
10. Thu nhập từ nhận quà tặng
Thu nhập từ nhận quà tặng là khoản thu nhập của cá nhân nhận được từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, cụ thể như sau:
a) Đối với nhận quà tặng là chứng khoán bao gồm: cổ phiếu, quyền mua cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, chứng chỉ quỹ và các loại chứng khoán khác theo quy định của Luật Chứng khoán; cổ phần của các cá nhân trong công ty cổ phần theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
b) Đối với nhận quà tặng là phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh bao gồm: vốn trong công ty trách nhiệm hữu hạn, hợp tác xã, công ty hợp danh, hợp đồng hợp tác kinh doanh, vốn trong doanh nghiệp tư nhân, cơ sở kinh doanh của cá nhân, vốn trong các hiệp hội, quỹ được phép thành lập theo quy định của pháp luật hoặc toàn bộ cơ sở kinh doanh nếu là doanh nghiệp tư nhân, cơ sở kinh doanh của cá nhân.
c) Đối với nhận quà tặng là bất động sản bao gồm: quyền sử dụng đất; quyền sử dụng đất có tài sản gắn liền với đất; quyền sở hữu nhà, kể cả nhà ở hình thành trong tương lai; kết cấu hạ tầng và các công trình xây dựng gắn liền với đất, kể cả công trình xây dựng hình thành trong tương lai; quyền thuê đất; quyền thuê mặt nước; các khoản thu nhập khác nhận được từ thừa kế là bất động sản dưới mọi hình thức; trừ thu nhập từ quà tặng là bất động sản hướng dẫn tại điểm d, khoản 1, Điều 3 Thông tư này.
d) Đối với nhận quà tặng là các tài sản khác phải đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng với cơ quan quản lý Nhà nước như: ô tô; xe gắn máy, xe mô tô; tàu thủy, kể cả sà lan, ca nô, tàu kéo, tàu đẩy; thuyền, kể cả du thuyền; tàu bay; súng săn, súng thể thao.

Như vậy, việc công ty tặng bánh trung thu cho nhân viên không thuộc các khoản thu nhập từ quà tặng phải chịu thuế thu nhập cá nhân.

Thu nhập từ nhận quà tặng chịu thuế TNCN chỉ bao gồm:

+ Quà tặng là chứng khoán

+ Quà tặng là phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh

+ Quà tặng là bất động sản

+ Quà tặng là các tài sản khác phải đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng với cơ quan quản lý Nhà nước

Do đó, công ty tặng bánh trung thu cho nhân viên sẽ không tính thuế TNCN.

Tết Trung thu 2024 người lao động có được nghỉ làm không?

Căn cứ theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ lễ, tết như sau:

Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.

Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì Tết Trung thu không phải là ngày nghỉ lễ, tết mà người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương do Nhà nước quy định.

Theo đó, nếu Tết Trung thu trúng vào ngày làm việc bình thường thì người lao động vẫn phải làm việc và không được nghỉ.

Tuy nhiên, người lao động có thể được phép nghỉ nếu chính sách công ty có quy định được nghỉ lễ trong Tết Trung thu.

Ngoài ra, người lao động nếu có nhu cầu nghỉ vào Tết Trung thu thì có thể làm đơn xin nghỉ hưởng lương hoặc nghỉ không hưởng lương.