Thủ tục, hồ sơ khi góp vốn bằng tài sản

Có nhiều hình thức góp vốn vào các đơn vị khác. Có thể góp vốn bằng tiền hoặc góp vốn bằng tài sản. Nếu góp vốn bằng tài sản, doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, thủ tục.

1. Thủ tục góp vốn bằng tài sản

Chi tiết các bước trong thủ tục góp vốn bằng tài sản

Bước 1: Hai bên ký kết hợp đồng góp vốn

Bước 2: Thẩm định giá và giao nhận tài sản:

  • Trường hợp 1: Nếu tài sản có đăng ký hoặc giá trị quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản nhà nước có thẩm quyền. Việc chuyển quyền sở hữu đối với tài sản góp vốn không phải chịu lệ phí trước bạ
  • Trường hợp 2: Nếu tài sản không đăng ký quyền sở hữu, lập biên bản giao nhận. Biên bản giao nhận phải ghi rõ tên và địa chỉ trụ sở chính của công ty; họ, tên, địa chỉ thường trú, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác, số quyết định thành lập hoặc đăng ký của người góp vốn; loại tài sản và số đơn vị tài sản góp vốn; tổng giá trị tài sản góp vốn và tỷ lệ của tổng giá trị tài sản đó trong vốn điều lệ của công ty; ngày giao nhận; chữ ký của người góp vốn hoặc đại diện theo uỷ quyền của người góp vốn và người đại diện theo pháp luật của công ty;

Bước 3: Dựa vào biên bản giao nhận và hợp đồng góp vốn hai bên tiến hành ghi tăng hoặc ghi giảm tài sản góp vốn.

2. Hồ sơ góp vốn bằng tài sản

Hồ sơ góp vốn bằng tài sản bao gồm:

a. Hợp đồng liên doanh, liên kết

b. Biên bản định giá tài sản 

c. Biên bản giao nhận điều chuyển tài sản

d. Biên bản chứng nhận góp vốn

3. Cách hạch toán góp vốn bằng tài sản cố định

a. Nếu là cá nhân góp vốn vào thành lập Doanh nghiệp

– Khi doanh nghiệp thực nhận vốn góp bằng TSCĐ của các chủ sở hữu:

Nợ các TK 211( theo giá thỏa thuận)

   Có TK 4111- Vốn góp của chủ sở hữu

b. Nếu là công ty góp vốn liên doanh, liên kết vào doanh nghiệp khác

– Bên nhận tài sản góp vốn:

Khi doanh nghiệp thực nhận vốn góp bằng TSCĐ của các DN khác

Nợ TK 211 (theo giá thỏa thuận)

   Có TK 4111 – Vốn góp của chủ sở hữu

– Bên góp vốn bằng tài sản

Khi góp vốn vào công ty con, liên doanh, liên kết bằng TSCĐ hữu hình thì có 2 trường hợp

+ Trường hợp giá trị ghi sổ hoặc giá trị còn lại của tài sản đem đi góp vốn nhỏ hơn giá trị do các bên đánh giá lại, kế toán ghi:

Nợ TK 222 – (theo giá trị đánh giá lại)

Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ

    Có các TK 211 – TSCĐ hữu hình (nguyên giá)

    Có TK 711 – Thu nhập khác

+ Trường hợp giá trị ghi sổ hoặc giá trị còn lại của tài sản đem đi góp vốn lớn hơn giá trị do các bên đánh giá lại, kế toán ghi:

Nợ TK 222

Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ

Nợ TK 811 – Chi phí khác

    Có TK 211 – TSCĐ hữu hình(nguyên giá)