Mẫu hợp đồng BCC hợp tác kinh doanh giữa 2 doanh nghiệp chuẩn? Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC được quy định thế nào?

Mẫu hợp đồng BCC hợp tác kinh doanh giữa 2 doanh nghiệp chuẩn nhất? Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC được quy định như thế nào? Rút khỏi hợp đồng hợp tác có được nhận lại tài sản đóng góp hay không?

Hợp đồng BCC là gì? Mẫu hợp đồng BCC hợp tác kinh doanh giữa 2 doanh nghiệp chuẩn?

Hợp đồng BCC là gì, căn cứ theo khoản 14 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 có quy định như sau:

Giải thích từ ngữ

14. Hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi là hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật mà không thành lập tổ chức kinh tế.

Như vậy, hợp đồng BCC là hợp đồng hợp tác kinh doanh được ký giữa các nhà đầu tư.

Hợp đồng BCC cho phép các bên ký kết nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật mà không cần thành lập tổ chức kinh tế.

Những đặc điểm của hợp đồng BCC làm cho hình thức đầu tư này có những ưu điểm nhất định mà các hình thức đầu tư khác không có. Hợp đồng hợp tác BCC được Luật Đầu tư 2020 và Bộ Luật Dân sự 2015 điều chỉnh.

Hiện nay pháp luật chưa quy định cụ thể Mẫu hợp đồng BCC hợp tác kinh doanh giữa 2 doanh nghiệp, có thể tham khảo mẫu dưới đây:

Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC được quy định thế nào?

Căn cứ theo Điều 27 Luật Đầu tư 2020 có quy định như sau:

Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC

1. Hợp đồng BCC được ký kết giữa các nhà đầu tư trong nước thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.

2. Hợp đồng BCC được ký kết giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài hoặc giữa các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Điều 38 của Luật này.

3. Các bên tham gia hợp đồng BCC thành lập ban điều phối để thực hiện hợp đồng BCC. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ban điều phối do các bên thỏa thuận.

Như vậy, theo quy định nêu trên thì việc đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC được quy định như sau:

(1) Pháp luật điều chỉnh:

Hợp đồng BCC được ký kết giữa các nhà đầu tư trong nước thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.

(2) Các bên tham gia hợp đồng:

Hợp đồng BCC được ký kết giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài hoặc giữa các nhà đầu tư nước ngoài.

Các bên tham gia hợp đồng BCC thành lập ban điều phối để thực hiện hợp đồng BCC. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ban điều phối do các bên thỏa thuận

(3) Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:

Căn cứ theo khoản 1 Điều 38 Luật Đầu tư 2020, Cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định trong thời hạn sau đây:

– 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;

– 15 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của nhà đầu tư đối với dự án đầu tư không thuộc trường hợp quy định trên.

Lưu ý: Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trên áp dụng với các dự án đầu tư thuộc Thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội (Điều 30 Luật Đầu tư 2020) Thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ (Điều 31 Luật Đầu tư 2020) và Thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Điều 32 Luật Đầu tư 2020).

Rút khỏi hợp đồng hợp tác có quyền được nhận lại tài sản đóng góp không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 510 Bộ luật Dân sự 2015 quy định rút khỏi hợp đồng hợp tác như sau:

Rút khỏi hợp đồng hợp tác

1. Thành viên có quyền rút khỏi hợp đồng hợp tác trong trường hợp sau đây:

a) Theo điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng hợp tác;

b) Có lý do chính đáng và được sự đồng ý của hơn một nửa tổng số thành viên hợp tác.

2. Thành viên rút khỏi hợp đồng hợp tác có quyền yêu cầu nhận lại tài sản đã đóng góp, được chia phần tài sản trong khối tài sản chung và phải thanh toán các nghĩa vụ theo thỏa thuận. Trường hợp việc phân chia tài sản bằng hiện vật làm ảnh hưởng đến hoạt động hợp tác thì tài sản được tính giá trị thành tiền để chia.

Việc rút khỏi hợp đồng hợp tác không làm chấm dứt quyền, nghĩa vụ của người này được xác lập, thực hiện trước thời điểm rút khỏi hợp đồng hợp tác.

3. Việc rút khỏi hợp đồng hợp tác không thuộc trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều này thì thành viên rút khỏi hợp đồng được xác định là bên vi phạm hợp đồng và phải thực hiện trách nhiệm dân sự theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan.

Như vậy, khi rút khỏi hợp đồng hợp tác thành viên có quyền yêu cầu nhận lại tài sản đã đóng góp, được chia phần tài sản trong khối tài sản chung, đồng thời cũng phải thanh toán các nghĩa vụ theo thỏa thuận.

Trường hợp việc phân chia tài sản bằng hiện vật làm ảnh hưởng đến hoạt động hợp tác thì tài sản được tính giá trị thành tiền để chia.

Lưu ý: Việc rút khỏi hợp đồng hợp tác không thuộc các trường hợp được quy định thì thành viên rút khỏi hợp đồng được xác định là bên vi phạm hợp đồng và phải chịu trách nhiệm dân sự theo pháp luật.