Tổng hợp 15 mẫu văn bản kiểm tra thuế theo Thông tư 80? Căn cứ kết quả kiểm tra thuế, cơ quan quản lý thuế ra các quyết định nào?

Tổng hợp 15 mẫu văn bản kiểm tra thuế theo Thông tư 80? Căn cứ kết quả kiểm tra thuế, cơ quan quản lý thuế ra các quyết định nào? Công chức quản lý thuế có nhiệm vụ và quyền hạn gì khi thực hiện kiểm tra thuế?

Tổng hợp 15 mẫu văn bản kiểm tra thuế theo Thông tư 80?

Căn cứ theo mục 11 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC thì có 15 mẫu văn bản kiểm tra thuế dưới đây:

STT

Mẫu số

Tên mẫu

 

1

Mẫu số 01/KTT

Thông báo về việc giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu lần 1

 

2

Mẫu số 02/KTT

Biên bản làm việc về việc giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu

 

3

Mẫu số 03/KTT

Thông báo về việc giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu lần 2

 

4

Mẫu số 04/KTT

Quyết định về việc kiểm tra thuế

 

5

Mẫu số 05/KTT

Quyết định gia hạn kiểm tra thuế

 

6

Mẫu số 06/KTT

Quyết định bãi bỏ Quyết định kiểm tra thuế

 

7

Mẫu số 07/KTT

Biên bản công bố Quyết định kiểm tra thuế

 

8

Mẫu số 08/KTT

Thông báo về việc hoãn thời gian kiểm tra thuế

 

9

Mẫu số 09/KTT

Quyết định về việc thay đổi Trưởng đoàn kiểm tra thuế

 

10

Mẫu số 10/KTT

Quyết định điều chỉnh thành viên đoàn kiểm tra thuế

 

11

Mẫu số 11/KTT

Quyết định về việc điều chỉnh nội dung, thời kỳ kiểm tra thuế

 

12

Mẫu số 12/KTT

Biên bản kiểm tra thuế

 

13

Mẫu số 13/KTT

Biên bản công khai và bàn giao dự thảo biên bản kiểm tra thuế

 

14

Mẫu số 14/KTT

Phụ lục biên bản kiểm tra thuế

 

15

Mẫu số 15/KTT

Kết luận Kiểm tra thuế

 

 

Căn cứ vào kết quả kiểm tra thuế, cơ quan quản lý thuế ra các quyết định nào?

Xử lý kết quả kiểm tra thuế, thanh tra thuế được quy định tại Điều 108 Luật Quản lý thuế 2019 như sau:

Xử lý kết quả kiểm tra thuế, thanh tra thuế
1. Căn cứ vào kết quả kiểm tra thuế, thanh tra thuế, thủ trưởng cơ quan quản lý thuế ra quyết định xử lý về thuế, thu hồi số tiền thuế đã hoàn không đúng quy định của pháp luật về thuế, xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế theo thẩm quyền hoặc đề nghị người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế. Trường hợp xác định rõ hành vi vi phạm hành chính tại biên bản thanh tra thuế, kiểm tra thuế thì biên bản thanh tra thuế, kiểm tra thuế được xác định là biên bản vi phạm hành chính.
2. Trường hợp kiểm tra thuế, thanh tra thuế mà phát hiện hành vi trốn thuế có dấu hiệu tội phạm thì cơ quan quản lý thuế chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra có thẩm quyền để điều tra theo quy định của pháp luật; cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm phối hợp với cơ quan tiến hành tố tụng trong việc điều tra, truy tố, xét xử theo quy định của pháp luật.

Như vậy, căn cứ vào kết quả kiểm tra thuế, thủ trưởng cơ quan quản lý thuế ra quyết định xử lý về thuế, thu hồi số tiền thuế đã hoàn không đúng quy định của pháp luật về thuế, xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế theo thẩm quyền hoặc đề nghị người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế.

Trường hợp xác định rõ hành vi vi phạm hành chính tại biên bản thanh tra thuế, kiểm tra thuế thì biên bản thanh tra thuế, kiểm tra thuế được xác định là biên bản vi phạm hành chính.

Công chức quản lý thuế có nhiệm vụ và quyền hạn gì khi thực hiện kiểm tra thuế?

Căn cứ theo Điều 112 Luật Quản lý thuế 2019 quy định như sau:

Nhiệm vụ, quyền hạn của thủ trưởng cơ quan quản lý thuế ra quyết định kiểm tra thuế và công chức quản lý thuế trong việc kiểm tra thuế
1. Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế ra quyết định kiểm tra thuế có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Chỉ đạo thực hiện đúng nội dung, thời hạn ghi trong quyết định kiểm tra thuế;
b) Áp dụng biện pháp quy định tại Điều 122 của Luật này;
c) Gia hạn thời hạn kiểm tra;
d) Quyết định xử lý về thuế, xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền kết luận, ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế;
đ) Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền.
2. Công chức quản lý thuế khi thực hiện kiểm tra thuế có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Thực hiện đúng nội dung, thời hạn ghi trong quyết định kiểm tra thuế;
b) Yêu cầu người nộp thuế cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra thuế;
c) Lập biên bản kiểm tra thuế; báo cáo kết quả kiểm tra với người đã ra quyết định kiểm tra thuế và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, khách quan của biên bản, báo cáo đó;
d) Xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền hoặc kiến nghị với người có thẩm quyền ra kết luận, quyết định xử lý vi phạm về thuế.

Như vậy, khi thực hiện kiểm tra thuế, công chức quản lý thuế có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

– Thực hiện đúng nội dung, thời hạn ghi trong quyết định kiểm tra thuế;

– Yêu cầu người nộp thuế cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra thuế;

– Lập biên bản kiểm tra thuế; báo cáo kết quả kiểm tra với người đã ra quyết định kiểm tra thuế và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, khách quan của biên bản, báo cáo đó;

– Xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền hoặc kiến nghị với người có thẩm quyền ra kết luận, quyết định xử lý vi phạm về thuế.