Cung ứng sản phẩm, dịch vụ là gì?
Hiện nay, chưa có văn bản nào quy định cụ thể về khái niệm “Cung ứng sản phẩm, dịch vụ“ là gì.
Tuy nhiên, trên thực tế có thể hiểu cung ứng sản phẩm và dịch vụ là quá trình đưa sản phẩm hoặc dịch vụ từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng. Quá trình này bao gồm nhiều bước từ sản xuất, phân phối, tiếp thị cho đến tiêu thụ.
Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích?
Căn cứ khoản 10 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 thì doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.
Căn cứ Điều 9 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích có quyền và nghĩa vụ như sau:
– Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp quy định tại Điều 7, Điều 8 và quy định khác có liên quan của Luật Doanh nghiệp 2020.
– Được hạch toán và bù đắp chi phí theo giá do pháp luật về đấu thầu quy định hoặc thu phí sử dụng dịch vụ theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
– Được bảo đảm thời hạn cung ứng sản phẩm, dịch vụ thích hợp để thu hồi vốn đầu tư và có lãi hợp lý.
– Cung ứng sản phẩm, dịch vụ đủ số lượng, đúng chất lượng và thời hạn đã cam kết theo giá hoặc phí do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
– Bảo đảm các điều kiện công bằng và thuận lợi cho khách hàng.
– Chịu trách nhiệm trước pháp luật và khách hàng về số lượng, chất lượng, điều kiện cung ứng và giá, phí sản phẩm, dịch vụ cung ứng.
Chế độ lưu giữ tài liệu của doanh nghiệp cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích được quy định ra sao?
Chế độ lưu giữ tài liệu của doanh nghiệp được quy định tại Điều 11 Luật Doanh nghiệp 2020, cụ thể như sau:
Chế độ lưu giữ tài liệu của doanh nghiệp
1. Tùy theo loại hình, doanh nghiệp phải lưu giữ các tài liệu sau đây:
a) Điều lệ công ty; quy chế quản lý nội bộ của công ty; sổ đăng ký thành viên hoặc sổ đăng ký cổ đông;
b) Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp; giấy chứng nhận đăng ký chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; giấy phép và giấy chứng nhận khác;
c) Tài liệu, giấy tờ xác nhận quyền sở hữu tài sản của công ty;
d) Phiếu biểu quyết, biên bản kiểm phiếu, biên bản họp Hội đồng thành viên, Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị; các quyết định của doanh nghiệp;
đ) Bản cáo bạch để chào bán hoặc niêm yết chứng khoán;
e) Báo cáo của Ban kiểm soát, kết luận của cơ quan thanh tra, kết luận của tổ chức kiểm toán;
g) Sổ kế toán, chứng từ kế toán, báo cáo tài chính hằng năm.
2. Doanh nghiệp phải lưu giữ các tài liệu quy định tại khoản 1 Điều này tại trụ sở chính hoặc địa điểm khác được quy định trong Điều lệ công ty; thời hạn lưu giữ thực hiện theo quy định của pháp luật.
Theo đó, doanh nghiệp cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thực hiện lưu giữ tài liệu theo quy định sau:
(1) Tùy theo loại hình, doanh nghiệp phải lưu giữ các tài liệu sau đây:
– Điều lệ công ty; quy chế quản lý nội bộ của công ty; sổ đăng ký thành viên hoặc sổ đăng ký cổ đông;
– Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp; giấy chứng nhận đăng ký chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; giấy phép và giấy chứng nhận khác;
– Tài liệu, giấy tờ xác nhận quyền sở hữu tài sản của công ty;
– Phiếu biểu quyết, biên bản kiểm phiếu, biên bản họp Hội đồng thành viên, Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị; các quyết định của doanh nghiệp;
– Bản cáo bạch để chào bán hoặc niêm yết chứng khoán;
– Báo cáo của Ban kiểm soát, kết luận của cơ quan thanh tra, kết luận của tổ chức kiểm toán;
– Sổ kế toán, chứng từ kế toán, báo cáo tài chính hằng năm.
(2) Doanh nghiệp phải lưu giữ các tài liệu quy định tại khoản (1) tại trụ sở chính hoặc địa điểm khác được quy định trong Điều lệ công ty; thời hạn lưu giữ thực hiện theo quy định của pháp luật.
Trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp được quy định thế nào?
Căn cứ Điều 13 Luật Doanh nghiệp 2020, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có các trách nhiệm sau:
(1) Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có trách nhiệm sau đây:
– Thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp;
– Trung thành với lợi ích của doanh nghiệp; không lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh, tài sản khác của doanh nghiệp để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;
– Thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho doanh nghiệp về doanh nghiệp mà mình, người có liên quan của mình làm chủ hoặc có cổ phần, phần vốn góp theo quy định của Luật này.
(2) Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm cá nhân đối với thiệt hại cho doanh nghiệp do vi phạm trách nhiệm quy định tại khoản (1).