Mẫu biên bản giao nhận hàng hóa và nghiệm thu mới nhất? Tải về biên bản giao nhận hàng hóa và nghiệm thu?

Mẫu biên bản giao nhận hàng hóa và nghiệm thu mới nhất? Tải về biên bản giao nhận hàng hóa và nghiệm thu?

Hiện hành, pháp luật không có quy định về mẫu biên bản giao nhận hàng hóa và nghiệm thu.

Tuy nhiên, mẫu biên bản giao nhận hàng hóa và nghiệm thu vẫn đóng vai trò quan trọng trong quá trình mua bán, vận chuyển và kiểm tra chất lượng hàng hóa. Nó giúp các bên xác nhận việc giao nhận đúng số lượng, chất lượng và tình trạng hàng hóa, đồng thời làm cơ sở pháp lý để xử lý các vấn đề phát sinh. Việc lập biên bản giao nhận và nghiệm thu rõ ràng, đầy đủ thông tin giúp đảm bảo tính minh bạch và hiệu quả trong quản lý hàng hóa.

Doanh nghiệp, cá nhân có thể tham khảo mẫu biên bản giao nhận hàng hóa và nghiệm thu dưới đây:

 Mẫu biên bản giao nhận hàng hóa và nghiệm thu:

Thời điểm lập hóa đơn đối với hàng hóa có phải là thời điểm nghiệm thu không?

Căn cứ tại Điều 8 Thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn về thời điểm xác định thuế GTGT như sau:

Thời điểm xác định thuế GTGT
1. Đối với bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
2. Đối với cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Đối với dịch vụ viễn thông là thời điểm hoàn thành việc đối soát dữ liệu về cước dịch vụ kết nối viễn thông theo hợp đồng kinh tế giữa các cơ sở kinh doanh dịch vụ viễn thông nhưng chậm nhất không quá 2 tháng kể từ tháng phát sinh cước dịch vụ kết nối viễn thông.
3. Đối với hoạt động cung cấp điện, nước sạch là ngày ghi chỉ số điện, nước tiêu thụ trên đồng hồ để ghi trên hóa đơn tính tiền.
4. Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán, chuyển nhượng hoặc cho thuê là thời điểm thu tiền theo tiến độ thực hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng. Căn cứ số tiền thu được, cơ sở kinh doanh thực hiện khai thuế GTGT đầu ra phát sinh trong kỳ.
5. Đối với xây dựng, lắp đặt, bao gồm cả đóng tàu, là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
6. Đối với hàng hóa nhập khẩu là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.

Đồng thời căn cứ tại Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP hướng dẫn thời điểm lập hóa đơn như sau:

Thời điểm lập hóa đơn
1. Thời điểm lập hóa đơn đối với bán hàng hóa (bao gồm cả bán tài sản nhà nước, tài sản tịch thu, sung quỹ nhà nước và bán hàng dự trữ quốc gia) là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
2. Thời điểm lập hóa đơn đối với cung cấp dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp người cung cấp dịch vụ có thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ thì thời điểm lập hóa đơn là thời điểm thu tiền (không bao gồm trường hợp thu tiền đặt cọc hoặc tạm ứng để đảm bảo thực hiện hợp đồng cung cấp các dịch vụ: kế toán, kiểm toán, tư vấn tài chính, thuế; thẩm định giá; khảo sát, thiết kế kỹ thuật; tư vấn giám sát; lập dự án đầu tư xây dựng).
3. Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng.

Theo đó, như đã đề cập ở phần trên thì nghiệm thu là quá trình kiểm tra, đánh giá và thu nhận hàng hóa trước khi hoàn tất việc giao hàng hóa.

Do đó, thời điểm lập hóa đơn bán hàng hóa vẫn là khi bên bán chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho bên mua (không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền).

Người vận chuyển hàng hóa có trách nhiệm liên quan thế nào khi giao hàng?

Căn cứ Điều 36 Luật Thương mại 2005 quy định về trách nhiệm khi giao hàng có liên quan đến người vận chuyển như sau:

(1) Trường hợp hàng hóa được giao cho người vận chuyển nhưng không được xác định rõ bằng ký mã hiệu trên hàng hóa, chứng từ vận chuyển hoặc cách thức khác thì bên bán phải thông báo cho bên mua về việc đã giao hàng cho người vận chuyển và phải xác định rõ tên và cách thức nhận biết hàng hoá được vận chuyển.

(2) Trường hợp bên bán có nghĩa vụ thu xếp việc chuyên chở hàng hoá thì bên bán phải ký kết các hợp đồng cần thiết để việc chuyên chở được thực hiện tới đích bằng các phương tiện chuyên chở thích hợp với hoàn cảnh cụ thể và theo các điều kiện thông thường đối với phương thức chuyên chở đó.

(3) Trường hợp bên bán không có nghĩa vụ mua bảo hiểm cho hàng hoá trong quá trình vận chuyển, nếu bên mua có yêu cầu thì bên bán phải cung cấp cho bên mua những thông tin cần thiết liên quan đến hàng hoá và việc vận chuyển hàng hoá để tạo điều kiện cho bên mua mua bảo hiểm cho hàng hoá đó.