Có bao nhiêu thành viên góp vốn của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên?
Căn cứ theo quy định tại Điều 77 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định như sau:
Quyền, nghĩa vụ của thành viên góp vốn
1. Thành viên góp vốn của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên phải là pháp nhân. Tổng số thành viên góp vốn không được vượt quá 05 thành viên. Tỷ lệ sở hữu phần vốn góp tối đa của một thành viên, một thành viên và người có liên quan không được vượt quá 50% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng.
Việc góp vốn và tỷ lệ sở hữu phần vốn góp của tổ chức trong nước và nước ngoài tại tổ chức tài chính vi mô thực hiện theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
…
3. Thành viên góp vốn có các nghĩa vụ sau đây:
a) Không được rút vốn đã góp dưới mọi hình thức;
b) Tuân thủ Điều lệ của tổ chức tín dụng;
c) Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ của tổ chức tín dụng.
Như vậy, theo quy định trên thì Luật không quy định cụ thể thành viên góp vốn của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên phải có bao nhiêu thành viên nhưng tổng số thành viên góp vốn không được vượt quá 05 thành viên và thành viên góp vốn phải là pháp nhân.
Theo đó, tỷ lệ sở hữu phần vốn góp tối đa của một thành viên, một thành viên và người có liên quan không được vượt quá 50% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng.
Đồng thời, thành viên góp vốn của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có nghĩa vụ như sau:
– Không được rút vốn đã góp dưới mọi hình thức;
– Tuân thủ Điều lệ của tổ chức tín dụng;
– Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ của tổ chức tín dụng.
Lưu ý:
Việc góp vốn và tỷ lệ sở hữu phần vốn góp của tổ chức trong nước và nước ngoài tại tổ chức tài chính vi mô thực hiện theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Quyền của thành viên góp vốn của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có quy định trong Điều lệ không?
Theo quy định tại Điều 39 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 thì Điều lệ của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
– Tên, địa điểm đặt trụ sở chính;
– Nội dung hoạt động;
– Thời hạn hoạt động;
– Vốn điều lệ, phương thức góp vốn, tăng, giảm vốn điều lệ;
– Nhiệm vụ, quyền hạn của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát và quyền, nghĩa vụ của Tổng giám đốc (Giám đốc);
– Thể thức bầu, bổ nhiệm, miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát và Tổng giám đốc (Giám đốc);
– Tên, địa chỉ trụ sở chính, quốc tịch của chủ sở hữu, thành viên góp vốn đối với tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn;
– Quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu, thành viên góp vốn đối với tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn; quyền, nghĩa vụ của cổ đông đối với tổ chức tín dụng là công ty cổ phần;
– Người đại diện theo pháp luật;
– Các nguyên tắc tài chính, kế toán, kiểm soát và kiểm toán nội bộ;
– Thể thức thông qua quyết định của tổ chức tín dụng; nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ;
– Căn cứ, phương pháp xác định thù lao, tiền lương và thưởng cho người quản lý, người điều hành, thành viên Ban kiểm soát;
– Các trường hợp, thủ tục giải thể;
– Thủ tục sửa đổi, bổ sung Điều lệ.
Như vậy, quyền của thành viên góp vốn của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được quy định trong Điều lệ.
Thành viên góp vốn của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có quyền gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 77 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 thì thành viên góp vốn của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có các quyền sau đây:
– Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm người đại diện làm thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát trên cơ sở phần vốn góp của mình trong tổ chức tín dụng hoặc theo thỏa thuận giữa các thành viên góp vốn;
– Được cung cấp thông tin, báo cáo về tình hình hoạt động của Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, sổ sách kế toán, báo cáo tài chính hằng năm và tài liệu, dữ liệu khác của tổ chức tín dụng;
– Được chia lợi nhuận tương ứng với phần vốn góp sau khi tổ chức tín dụng đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác;
– Được chia phần tài sản còn lại của tổ chức tín dụng tương ứng với phần vốn góp khi tổ chức tín dụng giải thể hoặc phá sản;
– Khởi kiện thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) trong trường hợp người này không thực hiện, thực hiện không đầy đủ, thực hiện không kịp thời quy định của pháp luật, Điều lệ của tổ chức tín dụng, nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên đối với quyền và nghĩa vụ được giao và trường hợp khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ của tổ chức tín dụng.