Tổng hợp mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử sử dụng trong hoạt động công đoàn? Nguyên tắc, hình thức bỏ phiếu bầu cử?

Tổng hợp mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử sử dụng trong hoạt động công đoàn? Nguyên tắc, hình thức bỏ phiếu bầu cử tại đại hội, hội nghị công đoàn là gì? Quyền và nhiệm vụ của đoàn viên công đoàn được quy định như thế nào?

Tổng hợp mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử sử dụng trong hoạt động công đoàn?

Tổng hợp mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử sử dụng trong hoạt động công đoàn được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Hướng dẫn 03/HD-TLĐ năm 2020 về thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam do Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam ban hành.

Tổng hợp mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử sử dụng trong hoạt động công đoàn sau đây:

STT

Tên mẫu biên bản

Tải về

1

Biên bản kiểm phiếu bầu cử BCH hoặc đại biểu dự ĐHCĐ cấp trên tại đại hội công đoàn (a)

Tải về

2

Biên bản kiểm phiếu bầu cử chức danh chủ tịch tại đại hội công đoàn cấp cơ sở

(b)

Tải về

3

Biên bản kiểm phiếu bầu cử ban thường vụ, phó chủ tịch, ủy ban kiểm tra, tại hội nghị ban chấp hành công đoàn

(c)

Tải về

4

Biên bản kiểm phiếu bầu cử chức danh chủ tịch tại hội nghị ban chấp hành công đoàn

(d)

Tải về

5

Biên bản kiểm phiếu bầu cử ban chấp hành tại đại hội thành lập công đoàn cấp cơ sở

Tải về

6

Biên bản kiểm phiếu bầu cử chủ tịch tại đại hội thành lập công đoàn cơ sở

Tải về

_______________

(a) Vận dụng để lập biên bản bầu cử tại hội nghị công đoàn

(b) Vận dụng để lập biên bản bầu cử chủ tịch tại hội nghị công đoàn cơ sở

(c) Vận dụng để lập biên bản bầu cử phó chủ nhiệm UBKT công đoàn

(d) Vận dụng để lập biên bản bầu cử chức danh chủ nhiệm ủy ban kiểm tra công đoàn

Tổng hợp mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử sử dụng trong hoạt động công đoàn?Nguyên tắc, hình thức bỏ phiếu bầu cử?

Nguyên tắc, hình thức bỏ phiếu bầu cử tại đại hội, hội nghị công đoàn là gì?

Nguyên tắc, hình thức bỏ phiếu bầu cử tại đại hội, hội nghị công đoàn là Điều 10 Điều lệ Công đoàn Việt Nam (khóa XII) ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 như sau:

– Đại hội, hội nghị công đoàn các cấp hợp lệ khi có ít nhất hai phần ba (2/3) tổng số thành viên được triệu tập tham dự.

– Hình thức bầu cử gồm:

+ Bỏ phiếu kín thực hiện trong các trường hợp: Bầu ban chấp hành và các chức danh của ban chấp hành công đoàn các cấp; bầu ủy ban kiểm tra và các chức danh của ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp; bầu cử tổ trưởng, tổ phó công đoàn và các chức danh cán bộ công đoàn khác; bầu đại biểu dự đại hội công đoàn cấp trên; lấy phiếu giới thiệu các ứng cử viên để đưa vào danh sách bầu cử…

+ Biểu quyết giơ tay thực hiện trong các trường hợp: Bầu các cơ quan điều hành, giúp việc đại hội, hội nghị (đoàn chủ tịch, đoàn thư ký, ban thẩm tra tư cách đại biểu, ban bầu cử…); thông qua số lượng và danh sách bầu cử.

– Người trúng cử phải có số phiếu bầu đạt tỷ lệ quá một phần hai (1/2) so với tổng số phiếu thu về và theo nguyên tắc lấy từ cao xuống thấp.

Quyền và nhiệm vụ của đoàn viên công đoàn?

Quyền và nhiệm vụ của đoàn viên công đoàn được quy định tại Điều 2 Điều lệ Công đoàn Việt Nam (khóa XII) ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 như sau:

(1) Quyền của đoàn viên

– Được tham gia thành lập công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở và hoạt động công đoàn theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.

– Được yêu cầu công đoàn đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng khi bị xâm phạm.

– Được thông tin, thảo luận, đề xuất và biểu quyết công việc của tổ chức công đoàn; ứng cử, đề cử, bầu cử cơ quan lãnh đạo của tổ chức công đoàn; chất vấn cán bộ công đoàn; kiến nghị xử lý kỷ luật cán bộ công đoàn có sai phạm. Những đoàn viên ưu tú được giới thiệu để Đảng xem xét kết nạp.

– Được phổ biến đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến công đoàn và người lao động; được đề xuất với tổ chức công đoàn kiến nghị người sử dụng lao động thực hiện chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.

– Được công đoàn hướng dẫn, tư vấn, trợ giúp pháp lý miễn phí về pháp luật lao động, công đoàn; được công đoàn đại diện tham gia tố tụng trong các vụ án lao động để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng theo quy định của pháp luật.

– Được công đoàn thăm hỏi, giúp đỡ khi ốm đau, khó khăn, hoạn nạn; được tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí, du lịch do công đoàn tổ chức; đoàn viên ưu tú được ưu tiên xét vào học tại các trường, lớp do công đoàn tổ chức; được công đoàn hướng dẫn, giúp đỡ tìm việc làm, học nghề.

– Được cấp thẻ đoàn viên công đoàn và được hưởng ưu đãi khi sử dụng dịch vụ từ các thiết chế công đoàn, các hình thức liên kết, hợp tác khác của công đoàn.

– Đoàn viên bị mất việc làm, được tạm dừng sinh hoạt công đoàn và tạm dừng đóng đoàn phí công đoàn, nhưng không quá 12 tháng kể từ ngày mất việc làm.

– Được nghỉ sinh hoạt công đoàn khi nghỉ hưu, được công đoàn cơ sở nơi làm thủ tục về nghỉ và công đoàn địa phương nơi cư trú giúp đỡ khi có khó khăn; được tham gia sinh hoạt câu lạc bộ hưu trí, ban liên lạc hưu trí do công đoàn hỗ trợ.

(2) Nhiệm vụ của đoàn viên

– Thực hiện tốt nghĩa vụ công dân, sống và làm việc theo Hiến pháp, pháp luật, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

– Chấp hành và thực hiện Điều lệ Công đoàn Việt Nam, nghị quyết của công đoàn các cấp, tham gia các hoạt động và sinh hoạt công đoàn, đóng đoàn phí theo quy định.

– Không ngừng học tập nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp; rèn luyện phẩm chất giai cấp công nhân.

– Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp trong lao động và trong cuộc sống; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động và tổ chức công đoàn; không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc; tham gia xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp phát triển vững mạnh.

– Tuyên truyền, vận động người lao động gia nhập Công đoàn Việt Nam và tham gia xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh.