Tổng hợp 04 mẫu báo cáo trích lập dự phòng nghiệp vụ quý, năm mới nhất dành cho doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe? Tải trọn bộ ở đâu?

Tổng hợp 04 mẫu báo cáo trích lập dự phòng nghiệp vụ quý, năm mới nhất dành cho doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe? Tải trọn bộ ở đâu? Thời gian gửi báo cáo trích lập dự phòng nghiệp vụ quý, năm của doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe là khi nào? Điều kiện đối với bên mua bảo hiểm sức khỏe là cá nhân là gì?

Tổng hợp 04 mẫu báo cáo trích lập dự phòng nghiệp vụ quý, năm mới nhất dành cho doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe? Tải trọn bộ ở đâu?

04 mẫu báo cáo trích lập dự phòng nghiệp vụ quý, năm mới nhất dành cho doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe được quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư 67/2023/TT-BTC như sau:

STT

Mẫu số

Tên mẫu

Tải mẫu

1

4A-SK

Báo cáo trích lập dự phòng toán học bảo hiểm sức khỏe

TẢI VỀ

2

4B-SK

Báo cáo trích lập dự phòng phí chưa được hưởng bảo hiểm sức khỏe

TẢI VỀ

3

4C-SK

Báo cáo trích lập dự phòng bồi thường

TẢI VỀ

4

4D-SK

Báo cáo trích lập dự phòng bảo đảm cân đối

TẢI VỀ

Tổng hợp 04 mẫu báo cáo trích lập dự phòng nghiệp vụ quý, năm mới nhất dành cho doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe? Tải trọn bộ ở đâu?

Tổng hợp 04 mẫu báo cáo trích lập dự phòng nghiệp vụ quý, năm mới nhất dành cho doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe? Tải trọn bộ ở đâu? (Hình từ Internet)

Thời gian gửi báo cáo trích lập dự phòng nghiệp vụ quý, năm của doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe là khi nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 59 Thông tư 67/2023/TT-BTC về thời hạn chốt số liệu, thời gian gửi báo cáo, phương thức gửi báo cáo như sau:

Thời hạn chốt số liệu, thời gian gửi báo cáo, phương thức gửi báo cáo

1. Báo cáo tháng:

a) Thời gian chốt số liệu tính từ ngày 01 đến ngày dương lịch cuối cùng của tháng báo cáo;

b) Thời gian gửi báo cáo chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày kết thúc tháng;

c) Phương thức gửi báo cáo: Gửi trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc gửi qua hệ thống thư điện tử hoặc gửi qua phần mềm ứng dụng do Bộ Tài chính xây dựng.

2. Báo cáo quý:

a) Thời gian chốt số liệu tính từ ngày 01 của tháng đầu quý đến ngày 30 hoặc ngày 31 của tháng cuối quý báo cáo.

b) Thời gian gửi báo cáo chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc quý.

c) Phương thức gửi báo cáo: Gửi trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc gửi qua hệ thống thư điện tử hoặc gửi qua phần mềm ứng dụng do Bộ Tài chính xây dựng.

3. Báo cáo bán niên:

a) Thời gian chốt số liệu tính từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 30 tháng 6 của năm báo cáo.

b) Thời gian gửi báo cáo chậm nhất là 45 ngày kể từ ngày kết thúc 6 tháng đầu năm tài chính.

c) Phương thức gửi báo cáo: Gửi trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc gửi qua hệ thống thư điện tử hoặc gửi qua phần mềm ứng dụng do Bộ Tài chính xây dựng.

4. Báo cáo năm:

a) Thời gian chốt số liệu tính từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 của năm báo cáo.

b) Thời gian gửi báo cáo chậm nhất là ngày 31 tháng 3 của năm tài chính kế tiếp.

c) Phương thức gửi báo cáo: Gửi trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc gửi qua hệ thống thư điện tử hoặc gửi qua phần mềm ứng dụng do Bộ Tài chính xây dựng. Từ 01/7/2024, phần mềm ứng dụng được sử dụng là Hệ thống thông tin quản lý và giám sát hoạt động kinh doanh bảo hiểm của Bộ Tài chính.

Như vậy, thời gian gửi báo cáo trích lập dự phòng nghiệp vụ quý, năm của doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe như sau:

– Đối với báo cáo trích lập dự phòng nghiệp vụ quý: Chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc quý.

– Đối với báo cáo trích lập dự phòng nghiệp vụ năm: Chậm nhất là ngày 31/3 của năm tài chính kế tiếp.

Điều kiện đối với bên mua bảo hiểm sức khỏe là cá nhân là gì?

Điều kiện đối với bên mua bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm sức khỏe là cá nhân được quy định tại Điều 9 Thông tư 67/2023/TT-BTC như sau:

Bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm, người thụ hưởng của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, hợp đồng bảo hiểm sức khỏe

1. Bên mua bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, hợp đồng bảo hiểm sức khỏe phải đáp ứng quy định sau:

a) Là tổ chức được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam, hoặc cá nhân tại Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm;

b) Đáp ứng các điều kiện để mua bảo hiểm theo quy tắc, điều kiện, điều khoản bảo hiểm.

2. Người được bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, hợp đồng bảo hiểm sức khỏe là người có tính mạng, sức khỏe, tuổi thọ được bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm.

3. Bên mua bảo hiểm phải có quyền lợi có thể được bảo hiểm với người được bảo hiểm theo quy định tại Điều 34 Luật Kinh doanh bảo hiểm.

Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì bên mua bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm sức khỏe phải đáp ứng điều kiện sau đây:

– Từ đủ 18 tuổi trở lên và đáp ứng những điều kiện sau:

– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm.

– Đáp ứng các điều kiện để mua bảo hiểm theo quy tắc, điều kiện, điều khoản bảo hiểm.