Kế hoạch tuyển dụng là gì? Mẫu kế hoạch tuyển dụng File Excel mới nhất? Tải về ở đâu?
Kế hoạch tuyển dụng là một tài liệu chiến lược mô tả cách một tổ chức dự định thu hút, tuyển chọn và thuê nhân viên mới. Kế hoạch tuyển dụng giúp đảm bảo quá trình tuyển dụng diễn ra hiệu quả và phù hợp với mục tiêu của tổ chức.
Kế hoạch này giúp tối ưu hóa quá trình tuyển dụng, tiết kiệm thời gian và nguồn lực, đồng thời đảm bảo tuyển được đúng người cho đúng vị trí.
Quy trình lập kế hoạch tuyển dụng như thế nào? Người sử dụng lao động có thể tuyển dụng người lao động thông qua hình thức nào?
Có thể tham khảo các bước lập quy trình tuyển dụng sau:
Bước 1: Phân tích nhu cầu nhân sự:
– Đánh giá tình hình nhân sự hiện tại
– Xác định vị trí cần tuyển và số lượng
– Xác định các kỹ năng và năng lực cần thiết
– Xây dựng mô tả công việc và yêu cầu ứng viên:
– Mô tả chi tiết công việc, trách nhiệm
– Liệt kê các yêu cầu về trình độ, kinh nghiệm, kỹ năng
Bước 2: Xác định nguồn ứng viên:
– Nguồn nội bộ (thăng chức, luân chuyển)
– Nguồn bên ngoài (đăng tuyển, giới thiệu)
Bước 3: Lập ngân sách tuyển dụng:
– Chi phí đăng tuyển, sàng lọc hồ sơ
– Chi phí phỏng vấn, đánh giá ứng viên
– Chi phí đào tạo nhân viên mới
Bước 4: Lên kế hoạch quy trình tuyển dụng:
– Thời gian đăng tuyển, sàng lọc hồ sơ
– Lịch phỏng vấn, đánh giá ứng viên
– Thời gian ra quyết định và đàm phán
Bước 5: Xác định phương pháp đánh giá ứng viên:
– Bài kiểm tra kỹ năng
– Phỏng vấn cá nhân/nhóm
– Đánh giá tâm lý
Theo quy định tại Điều 6 Bộ luật Lao Động 2019 quy định như sau:
Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động
1. Người sử dụng lao động có các quyền sau đây:
a) Tuyển dụng, bố trí, quản lý, điều hành, giám sát lao động; khen thưởng và xử lý vi phạm kỷ luật lao động;
b) Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người sử dụng lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật;
c) Yêu cầu tổ chức đại diện người lao động thương lượng với mục đích ký kết thỏa ước lao động tập thể; tham gia giải quyết tranh chấp lao động, đình công; đối thoại, trao đổi với tổ chức đại diện người lao động về các vấn đề trong quan hệ lao động, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động;
d) Đóng cửa tạm thời nơi làm việc;
đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật
…
Theo quy định tại Điều 11 Bộ luật Lao Động 2019 quy định như sau:
Tuyển dụng lao động
1. Người sử dụng lao động có quyền trực tiếp hoặc thông qua tổ chức dịch vụ việc làm, doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động để tuyển dụng lao động theo nhu cầu của người sử dụng lao động.
2. Người lao động không phải trả chi phí cho việc tuyển dụng lao động.
Như vậy, người sử dụng lao động có quyền tuyển dụng người lao động, người gười sử dụng lao động có quyền trực tiếp hoặc thông qua tổ chức dịch vụ việc làm, doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động để tuyển dụng lao động theo nhu cầu của người sử dụng lao động.
Những hành vi bị nghiêm cấm trong tuyển dụng lao động là gì?
Theo quy định tại Điều 8 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động
1. Phân biệt đối xử trong lao động.
2. Ngược đãi người lao động, cưỡng bức lao động.
3. Quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
4. Lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi, bóc lột sức lao động hoặc lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người học nghề, người tập nghề vào hoạt động trái pháp luật.
5. Sử dụng lao động chưa qua đào tạo hoặc chưa có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đối với nghề, công việc phải sử dụng lao động đã được đào tạo hoặc phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.
6. Lôi kéo, dụ dỗ, hứa hẹn, quảng cáo gian dối hoặc thủ đoạn khác để lừa gạt người lao động hoặc để tuyển dụng người lao động với mục đích mua bán người, bóc lột, cưỡng bức lao động hoặc lợi dụng dịch vụ việc làm, hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để thực hiện hành vi trái pháp luật.
7. Sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật.
Như vậy, nghiêm cấm những hành vi lôi kéo, dụ dỗ, hứa hẹn, quảng cáo gian dối hoặc thủ đoạn khác để lừa gạt người lao động hoặc để tuyển dụng người lao động với mục đích mua bán người, bóc lột, cưỡng bức lao động hoặc lợi dụng dịch vụ việc làm, hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để thực hiện hành vi trái pháp luật.