Hợp tác xã có ưu tiên huy động vốn từ thành viên để đầu tư trên cơ sở thỏa thuận với thành viên không?



Hợp tác xã có ưu tiên huy động vốn từ thành viên để đầu tư trên cơ sở thỏa thuận với thành viên không? Đại hội thành viên theo tổ chức quản trị rút gọn có thẩm quyền thông qua việc huy động vốn không?



Hợp tác xã có ưu tiên huy động vốn từ thành viên để đầu tư trên cơ sở thỏa thuận với thành viên không?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 79 Luật Hợp tác xã 2023 quy định như sau:

Huy động vốn và tiếp nhận các khoản hỗ trợ, tặng cho, tài trợ

1. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã ưu tiên huy động vốn từ thành viên để đầu tư, mở rộng sản xuất, kinh doanh trên cơ sở thỏa thuận với thành viên.

2. Trường hợp huy động vốn từ thành viên chưa đáp ứng đủ nhu cầu thì hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã huy động vốn từ các nguồn khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ.

3. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tiếp nhận các khoản hỗ trợ của Nhà nước thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp. Việc quản lý các khoản hỗ trợ của Nhà nước được thực hiện như sau:

a) Khoản hỗ trợ của Nhà nước có quy định đưa vào tài sản chung không chia thì được xác định là tài sản chung không chia của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

b) Khoản hỗ trợ của Nhà nước phải hoàn lại được tính vào số nợ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

c) Khoản hỗ trợ của Nhà nước không thuộc điểm a và điểm b khoản này thì được quản lý theo quy định của Điều lệ.

4. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tiếp nhận, quản lý và sử dụng các khoản tặng cho, tài trợ hợp pháp của cá nhân, tổ chức theo thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật. Việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng các khoản tặng cho, tài trợ có yếu tố nước ngoài phải phù hợp với quy định của pháp luật, thỏa thuận quốc tế và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Như vậy, hợp tác xã sẽ ưu tiên huy động vốn từ thành viên để đầu tư, mở rộng sản xuất, kinh doanh trên cơ sở thỏa thuận với thành viên.

Hợp tác xã có ưu tiên huy động vốn từ thành viên để đầu tư trên cơ sở thỏa thuận với thành viên không?

Hợp tác xã có ưu tiên huy động vốn từ thành viên để đầu tư trên cơ sở thỏa thuận với thành viên không? (Hình từ Internet)

Đại hội thành viên theo tổ chức quản trị rút gọn có thẩm quyền thông qua việc huy động vốn không?

Căn cứ theo khoản 5 Điều 70 Luật Hợp tác xã 2023 quy định như sau:

Thẩm quyền của Đại hội thành viên theo tổ chức quản trị rút gọn

1. Thông qua định hướng phát triển của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; sửa đổi, bổ sung Điều lệ; báo cáo hoạt động của Giám đốc và kiểm soát viên; báo cáo tài chính hằng năm; phương án sản xuất, kinh doanh.

2. Thông qua phương án phân phối thu nhập và xử lý khoản lỗ, khoản nợ; tỷ lệ trích lập quỹ chung không chia và quỹ khác; phương án thù lao, tiền lương, tiền công, tiền thưởng và chế độ đãi ngộ khác cho Giám đốc, kiểm soát viên, người giữ chức danh quản lý, chuyên môn khác và người lao động.

3. Thông qua việc đầu tư hoặc bán tài sản chung được chia có giá trị bằng hoặc lớn hơn 20% tổng giá trị tài sản của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất; việc đầu tư hoặc bán tài sản chung không chia.

4. Thông qua việc góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp, liên danh, liên kết; tham gia vào hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã khác, tổ chức đại diện.

5. Thông qua việc tăng, giảm vốn điều lệ, vốn góp tối thiểu; việc huy động vốn; việc trả lại một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp; định giá hoặc thông qua kết quả định giá tài sản và tài sản chung không chia; quy chế quản lý, sử dụng tài sản và quỹ.

6. Thông qua tổ chức quản trị, quy chế quản trị nội bộ; phương án tổ chức bộ phận giúp việc, đơn vị trực thuộc của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; việc tổ chức lại, giải thể, phá sản hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

Như vậy, Đại hội thành viên theo tổ chức quản trị rút gọn sẽ có thẩm quyền thông qua việc huy động vốn.

Văn bản giao nhận tài sản góp vốn cho hợp tác xã bao gồm những nội dung nào?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 76 Luật Hợp tác xã 2023 quy định về văn bản giao nhận tài sản góp vốn cho hợp tác xã bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

– Tên, địa chỉ trụ sở chính của hợp tác xã;

– Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số định danh cá nhân hoặc số giấy tờ pháp lý của cá nhân góp vốn;

– Tên, địa chỉ trụ sở chính, mã số hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức góp vốn;

– Loại tài sản và số đơn vị tài sản góp vốn; tổng giá trị tài sản góp vốn và tỷ lệ của tổng giá trị tài sản đó trong vốn điều lệ của hợp tác xã;

– Ngày giao nhận;

– Chữ ký, họ và tên của cá nhân góp vốn hoặc người đại diện theo ủy quyền, người đại diện theo pháp luật của cá nhân, tổ chức góp vốn và người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã.