Thành viên liên kết không góp vốn của hợp tác xã có bao gồm hộ gia đình hay không? Có được biểu quyết tại cuộc họp Đại hội thành viên không?



Thành viên liên kết không góp vốn của hợp tác xã có bao gồm hộ gia đình hay không? Nếu có thì Thành viên liên kết không góp vốn có được quyền biểu quyết tại cuộc họp Đại hội thành viên khi được mời hay không?



Thành viên liên kết không góp vốn của hợp tác xã có bao gồm hộ gia đình hay không?

Thành viên liên kết không góp vốn của hợp tác xã có bao gồm hộ gia đình hay không, căn cứ theo điểm c khoản 2 Điều 30 Luật Hợp tác xã 2023 quy định:

Điều kiện trở thành thành viên hợp tác xã

1. Thành viên chính thức, thành viên liên kết góp vốn của hợp tác xã bao gồm:

a) Cá nhân là công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

b) Cá nhân là nhà đầu tư nước ngoài có giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư;

c) Hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân thành lập, hoạt động tại Việt Nam. Các thành viên của tổ chức này phải cử một người đại diện theo quy định của Bộ luật Dân sự để thực hiện quyền, nghĩa vụ của thành viên hợp tác xã;

d) Pháp nhân Việt Nam.

2. Thành viên liên kết không góp vốn của hợp tác xã bao gồm:

a) Cá nhân là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam, từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

b) Cá nhân là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên đến dưới 18 tuổi, không bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, không bị mất năng lực hành vi dân sự, không có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; khi tham gia các giao dịch dân sự, lao động thì phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật;

c) Hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân thành lập, hoạt động tại Việt Nam. Các thành viên của tổ chức này phải cử một người đại diện theo quy định của Bộ luật Dân sự để thực hiện quyền, nghĩa vụ của thành viên hợp tác xã;

d) Pháp nhân Việt Nam.

Theo đó, thành viên liên kết không góp vốn của hợp tác xã sẽ bao gồm có hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân thành lập, hoạt động tại Việt Nam.

Ngoài ra, các thành viên của tổ chức này phải cử một người đại diện theo quy định của Bộ luật Dân sự để thực hiện quyền, nghĩa vụ của thành viên hợp tác xã.

Thành viên liên kết không góp vốn của hợp tác xã có bao gồm hộ gia đình hay không?

Thành viên liên kết không góp vốn của hợp tác xã có bao gồm hộ gia đình hay không? Được biểu quyết tại cuộc họp Đại hội thành viên không? (Hình từ Internet)

Thành viên liên kết không góp vốn có được quyền biểu quyết tại cuộc họp Đại hội thành viên khi được mời hay không?

Thành viên liên kết không góp vốn có được quyền biểu quyết tại cuộc họp Đại hội thành viên khi được mời hay không, căn cứ theo điểm b khoản 3 Điều 31 Luật Hợp tác xã 2023 quy định:

Quyền của thành viên hợp tác xã

1. Thành viên chính thức có quyền sau đây:

a) Được hợp tác xã cung ứng sản phẩm, dịch vụ, việc làm;

b) Được phân phối thu nhập theo quy định của Luật này và Điều lệ;

c) Được hưởng phúc lợi của hợp tác xã;

2. Thành viên liên kết góp vốn có quyền sau đây:

a) Các quyền quy định tại các điểm b, c, g, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều này;

b) Tham gia và phát biểu nhưng không được biểu quyết tại cuộc họp Đại hội thành viên khi được mời.

3. Thành viên liên kết không góp vốn có quyền sau đây:

a) Các quyền quy định tại các điểm a, c, i, k, n và o khoản 1 Điều này;

b) Tham gia và phát biểu nhưng không được biểu quyết tại cuộc họp Đại hội thành viên khi được mời.

Như vậy, thành viên liên kết góp vốn sẽ có quyền tham gia và phát biểu nhưng sẽ không được biểu quyết tại cuộc họp Đại hội thành viên khi được mời.

Thành viên liên kết không góp vốn không nộp phí thành viên thì có bị chấm dút tư cách thành viên hợp tác xã không?

Thành viên liên kết không góp vốn không nộp phí thành viên thì có bị chấm dút tư cách thành viên hợp tác xã không, căn cứ theo điểm b khoản 3 Điều 33 Luật Hợp tác xã 2023 quy định:

Chấm dứt tư cách thành viên hợp tác xã

g) Tại thời điểm cam kết góp đủ vốn, thành viên không thực hiện góp vốn hoặc góp vốn thấp hơn vốn góp tối thiểu quy định trong Điều lệ.

2. Các trường hợp chấm dứt tư cách thành viên liên kết góp vốn theo quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và g khoản 1 Điều này.

3. Các trường hợp chấm dứt tư cách thành viên liên kết không góp vốn:

a) Các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản 1 Điều này;

b) Không nộp phí thành viên theo quy định của Điều lệ.

4. Thẩm quyền quyết định chấm dứt tư cách thành viên, giải quyết quyền, nghĩa vụ đối với thành viên trong trường hợp chấm dứt tư cách thành viên thực hiện theo quy định của Luật này và Điều lệ.

Như vậy, trong trường hợp thành viên liên kết không góp vốn không nộp phí thành viên theo quy định của Điều lệ sẽ bị chấm dứt tư cách thành viên hợp tác xã.