Hồ sơ kiểm toán trong lĩnh vực kiểm toán dự án đầu tư xây dựng mới nhất bao gồm các mẫu nào? Tải về tại đâu?

Hồ sơ kiểm toán trong lĩnh vực kiểm toán dự án đầu tư xây dựng mới nhất bao gồm các mẫu nào? Tải về tại đâu?

Hồ sơ kiểm toán trong lĩnh vực kiểm toán dự án đầu tư xây dựng mới nhất bao gồm các mẫu nào? Tải về tại đâu? Dự án đầu tư xây dựng là gì? Dự án đầu tư xây dựng không phân biệt các loại nguồn vốn sử dụng cần đáp ứng những yêu cầu gì?

Hồ sơ kiểm toán trong lĩnh vực kiểm toán dự án đầu tư xây dựng mới nhất bao gồm các mẫu nào? Tải về tại đâu?

Căn cứ tại Mục lục hệ thống mẫu biểu hồ sơ kiểm toán được ban hành kèm theo Quyết định 01/2023/QĐ-KTNN (được sửa đổi bởi Điều 2 Quyết định 09/2023/QĐ-KTNN) quy định hồ sơ kiểm toán trong lĩnh vực kiểm toán dự án đầu tư xây dựng mới nhất bao gồm các mẫu sau:

Tên mẫu

Mục đích sử dung mẫu

Tải về

01/KHKT-DAĐT

Kế hoạch kiểm toán … (Áp dụng cho các cuộc kiểm toán hoạt động xây dựng và quản lý, sử dụng vốn đầu tư xây dựng công trình, gồm cả dự án theo hợp đồng PPP (BOT, BT…)

 

01/BBKT-DAĐT

Biên bản kiểm toán … (Áp dụng cho Tổ kiểm toán hoạt động xây dựng và quản lý, sử dụng vốn đầu tư các dự án thành phần, hoặc các gói thầu khi thực hiện kiểm toán dự án đầu tư xây dựng công trình, gồm cả dự án theo hợp đồng PPP (BOT, BT…))

 

02/BBKT-DADT

Biên bản kiểm toán … (Áp dụng cho cho Tổ kiểm toán hoạt động xây dựng và quản lý, sử dụng vốn đầu tư các dự án thực hiện hình thức hợp đồng PPP (BOT, BT,…) tại cơ quan đại diện quản lý nhà nước có thẩm quyền)

 

01/BCKT-DAĐT

Báo cáo kiểm toán … (Áp dụng cho cuộc kiểm toán hoạt động đầu tư xây dựng và quản lý, sử dụng vốn đầu tư các dự án đầu tư xây dựng công trình, gồm cả dự án đầu tư theo hợp đồng PPP (BOT, BT))

 

Dự án đầu tư xây dựng là gì? Dự án đầu tư xây dựng không phân biệt các loại nguồn vốn sử dụng cần đáp ứng những yêu cầu gì?

Theo khoản 15 Điều 3 Luật Xây dựng 2014, dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định.

Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án được thể hiện thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.

Căn cứ theo Điều 51 Luật Xây dựng 2014 sửa đổi bởi khoản 17 Điều 28 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018 quy định yêu cầu đối với dự án đầu tư xây dựng không phân biệt các loại nguồn vốn sử dụng như sau:

– Phù hợp với quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch xây dựng, quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất tại địa phương nơi có dự án đầu tư xây dựng.

– Có phương án công nghệ và phương án thiết kế xây dựng phù hợp.

– Bảo đảm chất lượng, an toàn trong xây dựng, vận hành, khai thác, sử dụng công trình, phòng, chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.

– Bảo đảm cấp đủ vốn đúng tiến độ của dự án, hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án.

– Tuân thủ quy định khác của pháp luật có liên quan.

Phân loại các dự án về nguồn vốn sử dụng và hình thức dự án đầu tư xây dựng được quy định như thế nào?

Căn cứ tại khoản 4 Điều 49 Luật Xây dựng 2014 sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 quy định phân loại dự án đầu tư xây dựng như sau:

Phân loại dự án đầu tư xây dựng

1. Dự án đầu tư xây dựng được phân loại theo quy mô, mức độ quan trọng; công năng phục vụ, tính chất chuyên ngành của công trình và mục đích quản lý; nguồn vốn sử dụng và hình thức đầu tư.

2. Căn cứ quy mô, mức độ quan trọng, dự án đầu tư xây dựng được phân loại thành dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án nhóm B, dự án nhóm C theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công.

3. Căn cứ công năng phục vụ, tính chất chuyên ngành của công trình và mục đích quản lý, dự án đầu tư xây dựng được phân loại thành các dự án sau:

a) Dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng;

b) Dự án đầu tư xây dựng công trình công nghiệp;

c) Dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật;

d) Dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông;

đ) Dự án đầu tư xây dựng công trình phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn;

e) Dự án đầu tư xây dựng công trình quốc phòng, an ninh;

g) Dự án đầu tư xây dựng nhà ở, dự án đầu tư xây dựng khu đô thị và dự án đầu tư xây dựng có công năng phục vụ hỗn hợp khác.

4. Căn cứ nguồn vốn sử dụng và hình thức đầu tư, dự án đầu tư xây dựng được phân loại thành các dự án sau:

a) Dự án sử dụng vốn đầu tư công;

b) Dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công;

c) Dự án PPP;

d) Dự án sử dụng vốn khác.

5. Dự án đầu tư xây dựng được sử dụng một hoặc nhiều nguồn vốn khác nhau; có một hoặc nhiều công trình với loại và cấp khác nhau.

6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này

Như vậy, theo quy định nêu trên thì căn cứ nguồn vốn sử dụng và hình thức đầu tư, dự án đầu tư xây dựng được phân loại thành các dự án sau:

– Dự án sử dụng vốn đầu tư công;

– Dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công;

– Dự án PPP;

– Dự án sử dụng vốn khác.