Có được thỏa thuận bỏ quy chế trả lương cao hơn 7% mức lương tối thiểu đối với NLĐ đã qua học tập, đào tạo khi mức lương tối thiểu tăng?



Có được thỏa thuận bỏ quy chế trả lương cao hơn 7% mức lương tối thiểu đối với NLĐ đã qua học tập, đào tạo khi mức lương tối thiểu tăng? Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở trong quan hệ lao động có trách nhiệm giám sát việc thực hiện quy chế trả lương đúng không?



Có được thỏa thuận bỏ quy chế trả lương cao hơn 7% mức lương tối thiểu đối với NLĐ đã qua học tập, đào tạo khi mức lương tối thiểu tăng?

Căn cứ tại Điều 5 Nghị định 74/2024/NĐ-CP về hiệu lực và trách nhiệm thi hành Nghị định 74/2024/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động

Hiệu lực và trách nhiệm thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2024.

2. Nghị định số 38/2022/NĐ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2022 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động hết hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2024.

3. Khi thực hiện mức lương tối thiểu quy định tại Nghị định này, người sử dụng lao động có trách nhiệm rà soát lại các chế độ trả lương trong hợp đồng lao động đã thỏa thuận với người lao động, thoả ước lao động tập thể và các quy chế, quy định của người sử dụng lao động để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp. Đối với các nội dung trả lương đã thỏa thuận, cam kết mà có lợi hơn cho người lao động (như chế độ trả lương cho người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi qua học tập, đào tạo nghề cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu và chế độ trả lương cho người lao động làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường) thì tiếp tục được thực hiện, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Người sử dụng lao động không được xoá bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và người sử dụng lao động chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

Theo đó, khi thực hiện mức lương tối thiểu quy định tại Nghị định 74/2024/NĐ-CP, doanh nghiệp có trách nhiệm rà soát lại các chế độ trả lương trong hợp đồng lao động đã thỏa thuận với người lao động, thoả ước lao động tập thể và các quy chế, quy định của doanh nghiệp để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.

Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, doanh nghiệp tiếp tục thực hiện nội dung thỏa thuận về chế độ trả lương cao hơn 7% so với mức lương tối thiểu đối với người lao động đã qua học tập, đào tạo.

Hay nói cách khác, doanh nghiệp và người lao động có thể tiến hành thỏa thuận bỏ quy chế trả lương cao hơn 7% mức lương tối thiểu đối với người lao động đã qua học tập, đào tạo khi mức lương tối thiểu tăng nhưng phải đảm bảo được mức lương tối thiểu theo quy định tại Điều 3 Nghị định 74/2024/NĐ-CP.

Có được thỏa thuận bỏ quy chế trả lương cao hơn 7% mức lương tối thiểu đối với NLĐ đã qua học tập, đào tạo khi mức lương tối thiểu tăng?

Có được thỏa thuận bỏ quy chế trả lương cao hơn 7% mức lương tối thiểu đối với NLĐ đã qua học tập, đào tạo khi mức lương tối thiểu tăng? (Hình từ Internet)

Mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho doanh nghiệp theo vùng I, II, III, IV?

Mức lương tối thiểu được quy định tại Điều 3 Nghị định 74/2024/NĐ-CP, cụ thể như sau:

(1) Quy định mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho doanh nghiệp theo vùng như sau:

Vùng

Mức lương tối thiểu tháng (Đơn vị: đồng/tháng)

Mức lương tối thiểu giờ (Đơn vị: đồng/giờ)

Vùng I

4.960.000

23.800

Vùng II

4.410.000

21.200

Vùng III

3.860.000

18.600

Vùng IV

3.450.000

16.600

(2) Danh mục địa bàn vùng I, vùng II, vùng III, vùng IV được quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định 74/2024/NĐ-CP.

(3) Việc áp dụng địa bàn vùng được xác định theo nơi hoạt động của doanh nghiệp như sau:

– Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng nào thì áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó.

– Doanh nghiệp có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó.

– Doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất nằm trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng theo địa bàn có mức lương tối thiểu cao nhất.

– Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn có sự thay đổi tên gọi hoặc chia đơn vị hành chính thì tạm thời áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn trước khi thay đổi tên gọi hoặc chia đơn vị hành chính cho đến khi Chính phủ có quy định mới.

– Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng mức lương tối thiểu theo địa bàn có mức lương tối thiểu cao nhất.

– Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn là thành phố trực thuộc tỉnh được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn thuộc vùng IV thì áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn thành phố trực thuộc tỉnh còn lại tại khoản 3 Phụ lục kèm theo Nghị định này.

Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở trong quan hệ lao động có trách nhiệm giám sát việc thực hiện quy chế trả lương đúng không?

Căn cứ tại Điều 178 Bộ luật Lao động 2019 về quyền và nghĩa vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở trong quan hệ lao động:

Quyền và nghĩa vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở trong quan hệ lao động

1. Thương lượng tập thể với người sử dụng lao động theo quy định của Bộ luật này.

2. Đối thoại tại nơi làm việc theo quy định của Bộ luật này.

3. Được tham khảo ý kiến xây dựng và giám sát việc thực hiện thang lương, bảng lương, mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng, nội quy lao động và những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích của người lao động là thành viên của mình.

4. Đại diện cho người lao động trong quá trình giải quyết khiếu nại, tranh chấp lao động cá nhân khi được người lao động ủy quyền.

5. Tổ chức và lãnh đạo đình công theo quy định của Bộ luật này.

6. Tiếp nhận hỗ trợ kỹ thuật của cơ quan, tổ chức đăng ký hoạt động hợp pháp tại Việt Nam nhằm tìm hiểu pháp luật về lao động; về trình tự, thủ tục thành lập tổ chức đại diện người lao động và việc tiến hành các hoạt động đại diện trong quan hệ lao động sau khi được cấp đăng ký.

7. Được người sử dụng lao động bố trí nơi làm việc và được cung cấp thông tin, bảo đảm các điều kiện cần thiết cho hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.

8. Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy, tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở trong quan hệ lao động có trách nhiệm giám sát việc thực hiện quy chế trả lương theo quy định.