Lãi suất khi tạm ứng tiền lương? Tài khoản kế toán nào dùng để hạch toán tiền lương cho người lao động?

Lãi suất khi tạm ứng tiền lương? Tài khoản kế toán nào dùng để hạch toán tiền lương cho người lao động?

Tài khoản kế toán dùng để hạch toán tiền lương cho người lao động là tài khoản gì? Lãi suất khi tạm ứng tiền lương? Nguyên tắc kế toán khi ứng trước tiền lương, tiền công cho người lao động của doanh nghiệp được quy định thế nào?

Tài khoản kế toán dùng để hạch toán tiền lương cho người lao động là tài khoản gì?

Theo Điều 53 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định như sau:

Tài khoản 334 – Phải trả người lao động

  1. Nguyên tắc kế toán

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho người lao động của doanh nghiệp về tiền lương, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của người lao động.

  1. Kết cấu và nội dung phản ảnh của tài khoản 334 – Phải trả người lao động

Bên Nợ:

– Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương, bảo hiểm xã hội và các khoản khác đã trả, đã chi, đã ứng trước cho người lao động;

– Các khoản khấu trừ vào tiền lương, tiền công của người lao động.

Bên Có: Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương, bảo hiểm xã hội và các khoản khác phải trả, phải chi cho người lao động;

Theo đó, tài khoản kế toán dùng để hạch toán tiền lương cho người lao động là Tài khoản 334 – Phải trả người lao động.

Nguyên tắc kế toán khi tạm ứng tiền lương, tiền công cho người lao động của doanh nghiệp được quy định thế nào?

Nguyên tắc kế toán khi ứng trước tiền lương, tiền công cho người lao động của doanh nghiệp được quy định tại điểm g khoản 3 Điều 53 Thông tư 200/2014/TT-BTC, cụ thể:

Khi ứng trước hoặc thực trả tiền lương, tiền công cho công nhân viên và người lao động khác của doanh nghiệp, ghi:

Nợ TK 334 – Phải trả người lao động (3341, 3348)

Có các TK 111, 112,…

Lãi suất khi tạm ứng tiền lương? Không cho NLĐ ứng tiền lương bị phạt bao nhiêu?

Căn cứ Điều 101 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Tạm ứng tiền lương

  1. Người lao động được tạm ứng tiền lương theo điều kiện do hai bên thỏa thuận và không bị tính lãi.
  2. Người sử dụng lao động phải cho người lao động tạm ứng tiền lương tương ứng với số ngày người lao động tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân từ 01 tuần trở lên nhưng tối đa không quá 01 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và người lao động phải hoàn trả số tiền đã tạm ứng.

Người lao động nhập ngũ theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự thì không được tạm ứng tiền lương.

  1. Khi nghỉ hằng năm, người lao động được tạm ứng một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ.

Theo đó, người lao động có quyền tạm ứng tiền lương mà không bị tính lãi.

Trường hợp công ty không tạm ứng tiền lương cho người lao động theo quy định của pháp luật thì bị xử lý hành chính theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy như sau:

Vi phạm quy định về tiền lương

  1. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Trả lương không đúng hạn theo quy định của pháp luật; không trả hoặc trả không đủ tiền lương cho người lao động theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm thêm giờ; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm việc vào ban đêm; không trả hoặc trả không đủ tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định của pháp luật; hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định; khấu trừ tiền lương của người lao động không đúng quy định của pháp luật; không trả hoặc trả không đủ tiền lương theo quy định cho người lao động khi tạm thời chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động hoặc trong thời gian đình công; không trả hoặc trả không đủ tiền lương của người lao động trong những ngày chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm khi người lao động thôi việc, bị mất việc làm; không tạm ứng hoặc tạm ứng không đủ tiền lương cho người lao động trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc theo quy định của pháp luật;không trả đủ tiền lương cho người lao động cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc trong trường hợp người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động theo một trong các mức sau đây:
  2. a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
  3. b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
  4. c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
  5. d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

đ) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

Đồng thời theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì mức phạt tiền đối với tổ chức sẽ bằng 02 lần mức phạt đối với cá nhân.

Như vậy, công ty không tạm ứng tiền lương cho người lao động theo quy định của pháp luật thì bị xử lý hành chính với mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng tùy thuộc vào số lượng người lao động không được ứng lương